TRUNG QUỐC TIẾP TỤC GÂY CĂNG THẲNG Ở BIỂN ĐÔNG



LâmTrực@

Nguồn cơn của những cuộc biểu tình trên thế giới chống lại  Trung Quốc đến từ nhiều lý do. Trong đó lý do quan trọng vào bậc nhất là nước này đang đi ngược lại xu thế hòa bình, hữu nghị và hợp tác.

Gần đây, Trung Quốc liên tiếp gây sự với các quốc gia láng giềng, từ Việt Nam, Philippines, Nhật Bản, Hàn Quốc và cả Ấn Độ, đe dọa nghiêm trọng đến sự ổn định trong khu vực và đe dọa đến hòa bình thế giới. Với dã tâm bành trướng lãnh thổ, bất chấp đạo lý, Trung Quốc điên cuồng tiến hành các hoạt động cướp phá cơ sở vật chất của các quốc gia láng giềng và nguy hiểm hơn là cả ngư dân bất chấp tính mạng của họ. Chỉ trong một thời gian ngắn, Trung Quốc liên tiếp tiến hành các hoạt động có chủ đích gây căng thẳng trong khu vực, từ việc thành lập cái gọi là thành phố Tam Sa (Thuộc chủ quyền Việt Nam), quyết định phủ sóng khu vực Hoàng Sa, Trường Sa, in hộ chiếu đường lưỡi bò, cắt cáp tàu thăm dò địa chấn của Việt Nam và cướp bóc của ngu dân Việt Nam trên biển Quảng Ngãi ...Và mới đây nhất, Trung Quốc tự cho mình cái quyền lục soát, khám xét các tàu nước ngoài đi vào vùng biển này. Thái độ ngạo mạn ngang ngược đậm chất côn đồ của Trung Quốc đã làm dấy lên làm sóng phản đối của cộng đồng quốc tế.

Sẽ không có gì là lạ nếu như xảy ra biểu tình chống Trung Quốc ở Việt Nam, Philippines hay một nơi nào đó. Các cuộc biểu tình này có thể không được sự khuyến khích của chính phủ bởi các nước này đã và đang cố gắng giữ gìn sự đoàn kết quốc tế và mong muốn giải quyết các tranh chấp bằng con đường hòa bình, ngoại giao trong khuôn khổ pháp luật quốc tế như đã cam kết. 

Đối với Việt Nam, nước bị Trung Quốc chèn ép và gây ảnh hưởng nhiều nhất trong chiến lược bành trướng của Bắc Kinh, vẫn kiên trì con đường hòa bình, giải quyết các tranh chấp thông qua con đường đã phương và song phương một cách hòa bình. Chính phủ Việt Nam đã tích cực thực hiện đúng cam kết giữa hai nhà nước và các cam kết quốc tế khác trong việc giải quyết các tranh chấp, và việc không khuyến khích các cuộc biểu tình chống Trung Quốc xâm lược thời gian qua là nằm trong nỗ lực đó. Tuy nhiên, Bắc Kinh được đằng chân lân đằng đầu. Có lẽ lòng tham của họ không có giới hạn, và chính họ đang làm cho không gian ngày càng mở rộng. Những hệ lụy của những xung đột này, chính Bắc Kinh phải chịu trách nhiệm.

Ông Hoàng Dũng Nhân, một cây viết của  SGTTonline cho rằng "Trung Quốc đang phát động một cuộc chiến tổng hợp chống lại Việt Nam. Không gian cuộc chiến ngày càng lan rộng ra các mặt trận pháp lý, truyền thông và tâm lý". Điều này quả không sai.

Tuần qua, các mạng xã hội loan báo Trung Quốc đăng tin về một vụ bắn chìm tàu thăm dò dầu khí Việt Nam. Nhưng những hình ảnh kèm theo tin này đều là giả…Điều này nói lên tính mập mờ có chủ ý khuyến khích trong thái độ của Bắc Kinh đối với những gì mà họ đang làm với các nước khác trong khu vực. Khi những tin này bị phanh phui, bộ mặt của Bắc Kinh đã không còn được tôn trọng. Tuy nhiên, giới quan sát vẫn có nhận định rằng, Trung Quốc sẽ vẫn tiếp tục chơi trò đánh lận con đỏ con đen như vậy nhằm gây áp lực với láng giềng.

Bàn về thái độ của Hoa Kỳ đối với các hành động leo thang mới nhất của Trung Quốc, tờ The Wall Street Journal (WSJ)  ngày 9/12/02 có đoạn bình luận đáng chú ý: “Để tạo lòng tin, chính quyền Obama đã bắt đầu “chuyển đổi tư thế truyền thống của họ” đối với chiến lược hai mặt trong các cuộc tranh chấp ở Biển Đông”. Khái niệm Biển Đông mà tờ báo nói đến bao gồm cả Hoa Đông (Nhật Bản) và Biển Đông (Việt Nam). Còn chiến lược hai mặt ở đây là các tuyên bố được coi là “ỡm ờ”: can thiệp hay không can thiệp từ phía Mỹ khi đụng độ vũ trang xảy ra trên Biển Đông. Hoa Kỳ đã lên tiếng yêu cầu Bắc Kinh giải thích rõ về tính pháp lý trong các hành động leo thang mới đây của mình. Ấn Độ phản ứng mạnh mẽ và rốt ráo hơn! Cùng với việc bộ Ngoại giao Ấn áp dụng các biện pháp trả đũa bản đồ lưỡi bò, bộ Quốc phòng nước này tuyên bố sẽ nhanh chóng triển khai lực lượng hải quân trên Biển Đông. Tuyên bố với báo chí tại New Delhi, tư lệnh hải quân Ấn Độ, đô đốc D.K. Joshi, cho biết: "Ấn Độ sẵn sàng hành động, để bảo vệ quyền lợi kinh tế, hàng hải của mình trong khu vực, mà cụ thể là bảo vệ các hoạt động của tập đoàn Dầu khí Ấn Độ (ONGC) đang đầu tư khai thác dầu khí ở vùng biển Nam Côn Sơn thuộc chủ quyền Việt Nam".

Điều đáng nói là khi thăm viện Bảo tàng quốc gia tại Bắc Kinh mới đây, tân Tổng bí thư Tập Cận Bình đã cổ võ cho “sự phục hưng vĩ đại của dân tộc Trung Hoa”. Một số nhà phân tích lưu ý, dù tuyên bố của ông Tập là nhắm vào dư luận trong nước, nhưng sử dụng chủ nghĩa dân tộc như một chiến lược chính trị bao giờ cũng chứa đựng nguy cơ tiềm tàng, đặc biệt là trong thời điểm hiện nay, khi Trung Quốc lấn lướt trên Biển Đông và một số nước láng giềng đang cảnh giác với Bắc Kinh.

Về vấn đề này, Reuters bình luận, ông Tập dùng những ngôn từ dân tộc chủ nghĩa, thay vì tụng ca ý thức hệ. Tân lãnh đạo Trung Quốc thừa hiểu rằng các khẩu hiệu mang tính giáo điều không còn lôi kéo được người dân, mà tốt hơn hết là chơi lá bài “phục hưng dân tộc”. Tuy nhiên, các nhà phân tích lưu ý nên tách biệt những chính sách đang bị các nước láng giềng coi là “gây hấn” với đường lối thật sự mà ông Tập sẽ theo đuổi. Quy định việc chặn xét tàu bè trên Biển Đông là do tỉnh Hải Nam đưa ra và hộ chiếu lưỡi bò do bộ Công an phát hành từ tháng 5, tức là nhiều tháng trước đại hội. Dự luận cho rằng, Tập Cận Bình sẽ có thái độ cứng rắn hơn đối với các nước trong khu vực. Nếu điều này là hiện thực sẽ là mối nguy hiểm đối với các nước xung quanh Trung quốc.

Tại cuộc họp báo cuối tuần qua, đô đốc Samuel Locklear , tư lệnh bộ chỉ huy Thái Bình Dương tuyên bố "Washington mong muốn các tranh chấp được giải quyết một cách ôn hoà, không bị áp lực". Ý nghĩa tích cực của lập trường này là bên ngoài Mỹ viện dẫn tính trung lập khi bàn về chủ quyền, nhưng bên trong Mỹ đứng về các nước Đông Nam Á. Lập trường này cũng được nhấn mạnh tại tại ASEM-9, ASEAN-21 và EAS-7 là những diễn đàn đa phương gần đây nhất. Tính chính đáng này được xiển dương mạnh mẽ.

Thực tế, Bắc Kinh đã và đang thực hiện chiến thuật dùng đồng tiền câu nhử để chia rẽ khối ASEAN. Bắc Kinh muốn ASEAN im lặng, làm ngơ, mặc cho hàng xóm phải đơn độc đối phó, để tập trung cô lập, bóc tách Việt Nam, Philippines ra khỏi những quan hệ còn lại. Âm mưu này không khó để nhận ra và Campuchia chính là cái đũa lệch trong bó đũa Hiệp hội các quốc gia Đông Nam á.

Với chuỗi hành động hiếu chiến và tham vọng bá quyền của mình như hiện nay, chắc chắn Trung Quốc sẽ bị cô lập, xa lánh, ghẻ lạnh và trước mắt, những cuộc biểu tình 

-------------------------------------------------------------
Bài viết có sử dụng tư liệu của nhà báo Hoàng Dũng Nhân trên SGTT

Đăng nhận xét

0 Nhận xét