ĐỘC TÀI CŨNG CÓ ĐỘC TÀI TỐT & ĐỘC TÀI XẤU

Có những quốc gia hàng ngày vẫn tự cho mình là dân chủ , nhân quyền nhưng dựa vào cách hành xử của họ ta thấy họ đâu có chút dân chủ nhân quyền nào ? 
___________________________________________________________
Độc tài tại Bahrain là một ví dụ cho độc tài tốt: Người dân "có quyền được" chính phủ bắt giam bỏ tù vô cớ, tra tấn tàn bạo và thủ tiêu.
Ấy thế như phương tây, đặc biệt là Hoa kỳ câm nín trước những hành động đó, tại sao?

Tương tự như tại Qatar, hạm đội 5 của Hoa kỳ đồn trú tại Bahrain để nhằm đối phó với Iran. Ngoài ra nhiều hãng truyền thông lớn, nhiều công ty đa quốc gia đều có cổ phần của vị quốc vương xứ này. Hàng loạt các hãng truyền thông của Hoa kỳ được Bahrain đầu tư chỉ riêng một lần đã tới 30 triệu USD nhằm đánh bóng cho họ.

Tuy nhiên những cuộc xuống đường của người dân tại đây trong "mùa xuân Ả rập" bị đàn áp đẫm máu không thương tiếc. Những người đấu tranh thì bị bắt giam, tra tấn và thủ tiêu. Những bác sĩ chăm sóc cho những người biểu tình bị thương thì lại bị cách ly và giam cầm để họ không tiết lộ tin tức ra ngoài.

Và hình như đó vẫn chỉ là truyền thống khi các tổ chức hay vỗ ngực giảng dậy nhân quyền như HRW, các mõ làng như RFA, BBC Vietnamese,.... đều câm như hến. Rồi vẫn chỉ để cho tổ chức ân xá quốc tế lên tiếng chỉ trích về những vụ đàn áp đó.

Ông Hassiba Hadj Sahraoui, phó chủ tịch đại diện khu vực trung đông và bắc Phi lên tiếng rằng:
"Chính quyền nơi đây dùng Grand Prix nhằm đánh lạc hướng dư luận để khiến người ta hiểm lầm rằng nhân quyền nơi đây đã được cải thiện, trong khi đó lại tăng cường đàn áp để tránh gây mất hình ảnh ra ngoài."

Nabeel Rajab, phó chủ tịch ủy ban nhân quyền cho Bahrain nói rằng "Chúng tôi phát động chiến dịch để tẩy chay cuộc đua xe này. Formel 1 đang giúp chính quyền Bahrain nói với thế giới rằng, mọi việc ở đây vẫn bình thường. Tôi hy vọng rằng sẽ có nhiều người không tham gia, đó là việc làm mà các lái xe và cộng tác viên của họ tôn trọng nhân quyền nơi đây."

Bất kể ai lên tiếng chỉ trích đều sẽ phải vào tù! Như một Blogger có tên Nabeel Rajab đã bị tra tấn đánh đập dã man và tháng 8 năm ngoái bị án 3 năm tù giam vì cáo buộc "nhục mạ lãnh đạo trên Twitter".

Hay gần đây nhất, mới hôm tháng tư, ba người làm cho kênh ITV của Anh bị trục xuất khỏi Bahrain. Tất cả chỉ vì chính quyền này không chấp nhận bất cứ ai đưa tin về hiện thực trong đất nước của họ. Trái lại chỉ có thể là những hình ảnh đẹp nhất của Bahrain.

Video: Đàn áp biểu tình mới đây tại Bahrain: http://youtu.be/a-fy6-QvJ90

Đăng nhận xét

0 Nhận xét