NHẬN ĐỀN BÙ - DÂN CHƠI !

   Chuối @ 
   Người dân sau khi nhận tiền đền bù đất nhiều gia đình trở lên khá giả và không ít người bỗng chốc trở thành tỷ phú , câu chuyện ở đây không nói đến việc họ được bao nhiêu tiền mà là cách họ xử lý và tiêu số tiền ấy ra sao ? 
   Nhận được tiền là kết thúc việc đền bù nhưng đồng nghĩa bắt đầu những vấn đề mới nảy sinh , họ tiêu tiền đó như thế nào ?
   Liệu sau khi nhận hàng tỷ đồng họ có thật sự phát triển hay với số tiền trong tay sẽ làm suy thoái cả một thế hệ ? Nếu việc sử dụng số tiền hợp lý thì sẽ giúp bà con thoát nghèo , thiết nghĩ hiện nay chúng ta mới  chỉ có trách nhiệm đền bù cho người dân mà lại thiếu những định hướng để họ có những cách sử dụng đồng tiền cho thật hợp lý , người dân ăn chơi , xây dựng nhà , mua sắm ...Tiền tiêu thì cả núi cũng nở nhưng vấn đề sau này sẽ làm nảy sinh nhiều vấn đề sẽ thật khó giải quyết như việc làm , đất canh tác hay thậm  chí chính là vốn cho bà con làm ăn 
   Thiết nghĩ các cơ quan , đoàn thể tại địa phương cần định hướng hay chuẩn bị những phương án để người nhận đền bù có hướng sử dụng số tiền sau khi nhận được vào mục đích phát triển như :
   - Phát triển các loại hình dịch vụ 
   - Phát triển những ngành nghề truyền thống 
   - Tìm kiếm con , cây trồng để thay đổi cơ cấu nâng cao giá trị phù hợp thay đổi của diện tích canh tác 
   - Dạy nghề tìm hướng đi cho những lao động nhàn  rỗi ở địa phương khi diện tích canh tác đã mất
   - Tuyên truyền lối sống lành mạnh cho từng người dân , giáo dục họ tránh xa tệ nạn xã hội và các hành vi vi phạm pháp luật
.....
             Nhìn người ta nhận cả cục tiền mấy trăm triệu đến cả tỉ bạc về mà cứ bạt mạng tiêu không có định hướng gì cả . Khi có tiền nhiều người thường hay không nghĩ nhiều về chuyện tương lai sẽ ra sao (trừ một số gia đình suy nghĩ cẩn trọng ) vì thế hậu quả thật đau lòng , con cái nghiện ngập , sa đọa , nhà đẹp , xe đẹp mà có nhà thiếu ăn , cờ bạc rượu chè gái gú ...Nếu không có sự định hướng thì khi tình hình đó diễn ra há chẳng phải ta cũng có lỗi hay sao ???
 ________________________________________________

Choáng với độ ăn chơi của các “tỷ phú thủy điện”


(Dân trí) - Nhận tiền đền bù bạc tỷ, đồng bào nghèo H’re ở Sơn Tây, Quảng Ngãi bỗng chốc thành “tỷ phú”. Kể từ đây, câu chuyện tậu ô tô, xây biệt thự, những cuộc vui trác táng… không còn là chuyện lạ.

Chơi ngông hơn “dân thành phố”

“Tôi tặng mấy em vài chiếc điện thoại iPhone là chuyện thường, miễn là các em làm những gì tôi thích...”, đó là câu khẳng định của “tỷ phú” Đinh Văn Trãi bên chiếc xe Innova còn mới cứng.

Là người nhận tiền đền bù cao nhất, anh Đinh Văn Trãi có hơn 5 tỷ đồng từ tiền đền bù dự án thủy điện Đăkđrinh. Chàng trai người dân tộc H’re bỗng chốc trở thành “tỷ phú” giữa rừng núi cao ngút ngàn. Vừa nhận tiền, anh Trãi đã xuống phố mua ngay chiếc xe ô tô 7 chỗ hiệu Innova có giá khoảng 1 tỷ đồng để… đi chơi.
 
Đinh Văn Trãi bên chiếc xe Innova mới cứng
Đinh Văn Trãi bên chiếc xe Innova mới cứng

Nhiều hộ dân cũng mắt đầu xây những ngôi nhà mới khang trang có giá từ vài trăm triệu đến tiền tỷ. Đàn ông trong làng chìm trong men bia rượu. Chị Trần Thị Hạnh - chủ quán tạp hóa nằm trước cổng vào Khu tái định cư Nước Vương thuộc xã Sơn Liên - cho biết: “Từ lúc bà con nhận tiền đền bù, ngày nào nơi đây cũng tiêu thụ hàng trăm thùng bia. Trước đây, người dân chỉ mua rượu hoặc uống vài chai bia, nay thì dùng đến bia lon. Gia đình nào chơi sang thì dùng Heineken. Sau mỗi cuộc nhậu, họ lại hát karaoke đến sáng”.

Những cậu thanh niên cũng sắm cho mình những chiếc điện thoại cao cấp, đắt tiền. Khi hứng thú những chàng trai “bỗng dưng có tiền” rủ nhau xuống TP Quảng Ngãi ăn chơi vài ngày mới về.

Ông Trần Đông Phong - Chủ tịch UBND xã Sơn Liên - bày tỏ lo lắng: “Có tiền rủng rỉnh trong tay, người dân bắt đầu sa vào những cuộc ăn chơi không biết ngày mai. Lo lắng trước sự việc này, địa phương liên tục tuyên truyền, vận động người dân gìn giữ số tiền để lo cho những ngày không có đất sản xuất, chứ làm sao cấm họ được. Toàn xã có 7ha đất lúa nằm trong lòng hồ, nguy cơ thiếu lương thực khi người dân mải mê ăn chơi là điều khó tránh khỏi”.
 
Đinh Văn Trãi bên chiếc xe Innova mới cứng
Thanh niên nghèo Đinh Văn Nhung (ngụ xã Sơn Liên) nhận hơn 1,4 tỷ đồng và giờ cũng không kém bất cứ "tay chơi" nào

Nguy cơ đói khi thủy điện tích nước

Ngược xuống vùng trũng lòng hồ - nơi thủy điện Đăkđrinh chuẩn bị tích nước, PV Dân trí tiếp chuyện già làng Đinh Văn Sỏ (73 tuổi, ngụ xã Sơn Liên). Gia đình ông Sỏ được nhận đền bù đất đai và hỗ trợ nghề nghiệp khoảng 2,6 tỷ đồng. Ông tâm sự: “Nhà tôi có 6 người con, trong đó chỉ có 2 lao động chính. Mặc dù tiền mới nhận nhưng tôi đã mua chịu vật liệu, công thợ xây,… để cất căn nhà mất 550 triệu đồng, còn lại tôi cho con cái một ít để lấy tiền làm ăn. Có tiền là vui rồi nhưng thiếu đất sản xuất, đặc biệt là đất lúa nên sợ bị đói khi chuyển đến nơi ở mới thôi”.
 
Đinh Văn Trãi bên chiếc xe Innova mới cứng
Tiền cũng được đổ vào những căn nhà khang trang, đẹp như nhà phố, nằm giữa núi rừng. Trong khi người dân không một tấc đất sản xuất và nếu không biết sinh lời đồng tiền, chuyện thiếu đói sẽ không còn xa.
 
Ông Đinh Kà Để - Bí thư Huyện ủy kiêm Chủ tịch HĐND huyện Sơn Tây - cho biết: “Toàn huyện có khoảng 570ha đất bị ngập trong vùng lòng hồ thủy điện nên diện tích đất sản xuất bị hao hụt nhiều. Trong khi đó, người dân tiêu xài lãng phí và nhiều hộ không chịu đi làm khi có tiền. Địa phương đang trình đề nghị UBND tỉnh hỗ trợ gạo ăn (30kg/khẩu) cho người dân theo Quyết định 34”.

Cầm tiền tỷ từ dự án thủy điện, những đồng bào nghèo nơi đây lại chuẩn bị đứng trước khi cơ thiếu đói.

Hồng Long

Đăng nhận xét

0 Nhận xét