PHẠM VIẾT ĐÀO





Cơ quan an ninh điều tra Công an thành phố Hà Nội vừa ra Lệnh khám xét khẩn cấp và Lệnh bắt khẩn cấp đối với ông Phạm Viết Đào theo Điều 258 Bộ Luật Hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về tội “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân”. Vậy ông Phạm Viết Đào là ai? đang là câu hỏi lớn được đặt ra. Ban Biên Tập website nguyentandung.org xin giới thiệu đến bạn đọc một vài nét về ông Phạm Viết Đào, người đang được dư luận cả nước quan tâm.

Được biết Phạm Viết Đào sinh năm 1952, tại Nghệ An, từng tốt nghiệp cử nhân văn chương ở Romania. Từ năm 1975 – 1992, ông công tác tại Vụ Điện ảnh của Bộ Văn hóa. Tiếp đó từ 1992 – 2007, giữ chức Thanh tra Bộ Văn hóa, từng xử lý nhiều sai phạm trong lĩnh vực báo chí. Về sau là Trưởng phòng Thanh tra hành chính và phòng chống tham nhũng của Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch, hiện nay đã nghỉ việc.

Là Hội viên Hội Nhà văn, dịch giả nổi tiếng với các tác phẩm nổi tiếng như: Nhật ký Đặng Thùy Trâm (bản dịch tiếng Romania); một số tác phẩm văn học Romania dịch sang tiếng việt: Tình yêu hoang dã, Thơ tình Mihai Eminescu, Thánh thần và trộm cướp… Hội viên Hội Nhà báo Việt Nam với một số tác phẩm tiêu biểu như: phê bình điện ảnh, phóng sự mặt trái của cơ chế thị trường… Chỉ điểm sơ qua chúng ta cũng dễ dàng nhận thấy đây là một con người có học vấn, từng nắm giữ nhiều vị trí cốt cán trong Bộ Văn hóa. Thế nhưng, điều gì đã khiến một con người từng được coi là mạnh tay trong việc xử lý những sai phạm trong báo chí lại sa lầy vào con đường mà bản thân dư sức hiểu là lầm lỗi…. ?

Từng là một cựu quan chức thanh tra văn hóa, trên blog của mình, Đào cũng tự giới thiệu mình là một nhà văn. Có vẻ như Đào luôn cảm thấy mình là kẻ quá tài giỏi, nhưng tiếc thay “anh hùng thiếu đất dụng võ” nên bị “đày đọa”, trù dập và xung quanh mình chỉ toàn là những kẻ ngu đần, dốt nát?. Một cái nhìn thiển cận nhưng tiếc thay đó là con đường đi vào tù đày, bại hoại tư tưởng lẫn thể xác mà những người mắc bệnh “hoang tưởng” như Đào không bao giờ nhận ra. Bằng việc lập ra trang blog cá nhân mang tên “Pham Viet Dao” ông thường xuyên đăng tải các bài viết có nội dung tuyên truyền chống đối nhà nước, xuyên tạc chủ trương, chính sách của Đảng, Chính phủ, tung hỏa mù dư luận và gây mất ổn định chính trị. Dạo gần đây trên blog của Đào còn xuất hiện nhiều bài viết ký tên “Phúc Lộc Thọ” có nội dung rất cực đoan và công kích trực diện các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước. 

Từng có một thời gian dài làm Thanh tra của Bộ Văn hóa – Thông tin, biết rõ đâu là giới hạn đối với những người hành nghề viết lách, cũng lập nhiều chiến công trong việc làm trong sạch hệ thống báo chí. Những tưởng Đào sẽ trở thành lá cờ để đẩy lùi những vấn nạn tiêu cực trong lĩnh vực được coi là “quyền lực thứ tư” này. Nào ngờ Đào lại vịn vào cái bàn đạp kiên cố đó để tự cho mình là kẻ tài trí hơn người, thay vì dùng ngòi bút để xây dựng xã hội thì Đào lại quay ra làm thánh phán, lên mặt bảo ban, trùm lấp, dạy đời người khác. Cái này được gọi là lo chuyện thiên hạ mà quên đi cái tường nhà đầy mạng nhện của mình. Thậm chí trong bài viết của mình Đào còn sử dụng từ ngữ rất gay gắt, chỉ tay day mặt người khác song những tình tiết đưa ra nhiều khi không căn cứ trên cơ sở thực tế mà viết theo cảm tính. Ông quen đem cái giọng “thanh tra” vào văn chương nhưng lại quên mất một điều quan trong là để làm được điều này cần phải có cái đầu thật tinh tế! Nhưng ông lại không có điều đó, vậy nên nó làm cho bài viết của ông trở nên lố bịch và kịch cỡm đến mức Đông la đổi tên Đào thành “Phạm Viết Bừa, Phạm Viết Đần” còn Nguyễn Văn Minh nói đào là “đã dốt còn nguy hiểm”.

Không riêng gì Đào mà hiện nay còn có rất nhiều chủ trang blog đình đàm xuất thân là nhà báo, nhà văn như: Nguyễn Xuân Diện, Bùi Văn Bồng, Huỳnh Ngọc Chênh, Nguyễn Quang Lập, Trương Duy Nhất… họ vốn là những người giỏi chữ nghĩa, có quan hệ rộng trong quá trình hoạt động báo chí, có điều kiện theo dõi những thay đổi, chuyển mình của đất nước nhưng tất cả đều có chung một tư tưởng thích lên giọng “dạy đời” người khác. Và thường nhân danh sự thật, nhân danh tự do, dân chủ để tung hoành đủ thứ vấn đề của đất nước và cá nhân các đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước. Tiếc thay cho những tài hoa nay đã tự biến mình thành những tai họa của đất nước. Đến đây tôi lại chợt nhớ đến câu nói nổi tiếng của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Có tài mà không có đức thì cũng chỉ là người vô dụng”. Mong rằng cái kết đắt giá này sẽ giúp Đào sớm tỉnh mộng để không hoài phí tài năng của mình.

Nguồn Bạch Dương

Tìm hiểu tiểu sử Phạm Viết Đào

- Ông Phạm Viết Đào sinh ngày 10/04/1952, vào bộ đội từ tháng 09/1965 trực tiếp tham gia chiến đấu ở chiến trường Khu 4, Mặt trận đường 9, Quảng Trị, Trung Lào.
- Học viên Trường viết văn Nguyễn Du khóa I.
- Tốt nghiệp cử nhân văn chương ở Romania năm 1974.
- 1975-1992: Làm ở Vụ Điện ảnh Bộ Văn hóa.
- 1984-1985: Là một trong số ít người tham gia đoàn làm phim tài liệu của Xưởng phim Quân đội.
- 1992-2007: Thanh tra Bộ Văn hóa, từng thanh tra, xử lý nhiều sai phạm của báo chí.
- 2002 là Chánh văn phòng Hội Nhà văn Việt Nam, Ủy viên BCH Hội Nhà văn Việt Nam. Hội viên Hội Nhà văn, Hội Nhà báo Việt Nam.

Đại Lâm

Thế là "Thế sự văn chương" đã chấm hết !

Ngày 13/6, Cơ quan an ninh điều tra Công an thành phố Hà Nội ra Lệnh khám xét khẩn cấp và Lệnh bắt khẩn cấp đối với ông Phạm Viết Đào, sinh ngày 10/4/1952 tại Nghệ An; hiện thường trú tại số 02 hẻm 39/7/460 Thụy Khuê, phường Bưởi, quận Tây Hồ, Hà Nội.

Theo cơ quan an ninh, ông Phạm Viết Đào có hành vi vi phạm pháp luật theo Điều 258 Bộ Luật Hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về tội "lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân."

Quá trình thực hiện lệnh khám xét, bắt khẩn cấp, Cơ quan an ninh điều tra Công an thành phố Hà Nội thực hiện đúng quy định của pháp luật. Ông Phạm Viết Đào có thái độ chấp hành.

Các cơ quan chức năng tiếp tục điều tra, làm rõ hành vi vi phạm của ông Phạm Viết Đào để xử lý theo quy định của pháp luật./.

Theo TTXVN

Tổng hợp từ nguồn NTD & TĐQ

Đăng nhận xét

0 Nhận xét