"“Tôi thấy Quốc ca hiện nay có giai điệu hào hùng rất phù hợp và đi vào lòng người, nhưng nên thay lời mới cho phù hợp với thời kỳ phát triển mới của đất nước. Ví dụ, nên sửa những câu chữ như "Đường vinh quang xây xác quân thù" bằng nội dung khác” –
Cũng lại cái lý do " cho phù hợp với thời kỳ phát triển mới của đất nước ..." . Cái lý do rất phù hợp và rất hợp lý đối với thời buổi hiện nay . Mình thấy là lạ , mỗi lần kiến nghị thay đổi một vấn đề gì là lại đem cái lý do mới mà cũ , cũ mà mới ra để làm lý do kiến nghị ! Gãi về đủ mọi thứ trong cái xã hội này trong đó có cả về chính trị . Một bài quốc ca hào hùng được sáng tác trong giai đoạn lịch sử thiêng liêng của đất nước , với những ngôn từ bình dị mà không kém phần đanh thép , nhẹ nhàng mà hùng hồn mang hào khí của cả một quốc gia đang vùng dậy giành được độc lập
Những bản quốc ca của Pháp , Mỹ , ... có thấy đổi chác , sửa sang gì đâu , chắc có lẽ sau khi nghe ý kiến của DdaBQH này của ta chắc sẽ về mở phiên họp khẩn để đổi lại mất vì đầu óc của họ không thể suy nghĩ sâu sa như vị ĐBQH này .
Quốc ca của Pháp đã ra đời từ năm 1792 , La Marseillaise(Bài ca Marseille) là quốc ca của Cộng hòa Pháp. Bài hát này do Rouget de Lisle sáng tác tại Strasbourg vào đêm 25 sáng 26 tháng 4 năm 1792 sau khi Hoàng đế Áo tuyên chiến với Pháp. Lúc mới ra đời, nó mang tên Chant de guerre pour l'armée du Rhin (Hành khúc quânRhein).
Hoàn cảnh ra đời của bài quốc ca này cũng rất đặc biệt Mùa xuân năm 1792, liên quân Áo-Phổ đã tiến vào đất Pháp và áp sát thủ đô Paris. Để bảo vệ đất nước, người dân Pháp đã lập ra các đạo quân tình nguyện ra chiến trường chiến đấu. Lúc bấy giờ thành phố Strasbourg cũng tổ chức một đội quân tình nguyện. Trước khi đội quân xuất kích, thị trưởng thành phố là Philippe-Frédéric de Dietrich, Nam tước Dietrich (1748 - 1793), muốn tổ chức một buổi tuyên thệ. Ông nghĩ rằng trong buổi lễ tuyên thệ cần phải có một bài chiến ca để phấn khích tinh thần binh sĩ. Ông tìm gặp một sĩ quan trẻ tuổi thuộc quân đoàn công binh đang đóng quân tại đó là Rouget de Lisle, và nói:
@HOÀNG ĐỨC
Những bản quốc ca của Pháp , Mỹ , ... có thấy đổi chác , sửa sang gì đâu , chắc có lẽ sau khi nghe ý kiến của DdaBQH này của ta chắc sẽ về mở phiên họp khẩn để đổi lại mất vì đầu óc của họ không thể suy nghĩ sâu sa như vị ĐBQH này .
Quốc ca của Pháp đã ra đời từ năm 1792 , La Marseillaise(Bài ca Marseille) là quốc ca của Cộng hòa Pháp. Bài hát này do Rouget de Lisle sáng tác tại Strasbourg vào đêm 25 sáng 26 tháng 4 năm 1792 sau khi Hoàng đế Áo tuyên chiến với Pháp. Lúc mới ra đời, nó mang tên Chant de guerre pour l'armée du Rhin (Hành khúc quânRhein).
Hoàn cảnh ra đời của bài quốc ca này cũng rất đặc biệt Mùa xuân năm 1792, liên quân Áo-Phổ đã tiến vào đất Pháp và áp sát thủ đô Paris. Để bảo vệ đất nước, người dân Pháp đã lập ra các đạo quân tình nguyện ra chiến trường chiến đấu. Lúc bấy giờ thành phố Strasbourg cũng tổ chức một đội quân tình nguyện. Trước khi đội quân xuất kích, thị trưởng thành phố là Philippe-Frédéric de Dietrich, Nam tước Dietrich (1748 - 1793), muốn tổ chức một buổi tuyên thệ. Ông nghĩ rằng trong buổi lễ tuyên thệ cần phải có một bài chiến ca để phấn khích tinh thần binh sĩ. Ông tìm gặp một sĩ quan trẻ tuổi thuộc quân đoàn công binh đang đóng quân tại đó là Rouget de Lisle, và nói:
- - Lisle, nghe nói anh biết sáng tác nhạc và hay làm thơ phải không?- Vâng, cũng có đôi lúc! Người thanh niên trả lời.- Anh có thể sáng tác một bài chiến ca thể hiện tinh thần yêu nước được không?- Để chống lại bọn xâm lược Áo-Phổ, vâng, để tôi thử xem sao.- Được, tôi hẹn với anh phải hoàn thành ngay trong đêm nay để ngày mai hát trong lúc xuất quân.- Tôi nhất định hoàn thành.
- Allons enfants de la Patrie,
- Le jour de gloire est arrivé!
- Contre nous de la tyrannie,
- L'étendard sanglant est levé,
- … Aux armes, citoyens,
- Formez vos bataillons.
|
Lisle đã thức suốt đêm để sáng tác nhạc và viết lời cho bài hát:
Ban đầu, Rouget de Lisle đặt tên cho bài hát là Chant de guerre de l'armée du Rhin ("Hành khúc quân sông Rhein") với hàm ý các binh lính Pháp sẽ giáp trận với tại sông Rhein và đuổi quân đội liên minh Áo - Phổ ra khỏi nước Pháp cách mạng. Sáng hôm sau, trước đoàn quân tình nguyện và dân chúng thành phố Strasbourg, Lisle đã cất tiếng hát làm mọi người xúc động. Vài ngày sau khi bài hát ra đời, liên quân Áo - Phổ tấn công Strasbourg. Về sau, bài hát được phổ biến nhanh chóng toàn nước Pháp. Đoàn quân tình nguyện của thành phố Marseille kéo về bảo vệ thủ đô Paris ngày 30 tháng 7 năm 1792 đã hát bài ca cách mạng này trên đường phố Paris trước tiên, vì thế công chúng Paris gọi là La Marseillaise ("Bài ca của người Marseille"). Liên quân Áo - Phổ bị đẩy bật khỏi Pháp sau thất bại trong trận Valmy vào ngày 20 tháng 9 năm 1792
Vào ngày 14 tháng 7 năm 1795, Quốc hội Pháp thông qua quyết nghị chính thức lấy bài "La Marseillaise" làm quốc ca nước Cộng hòa Pháp, khiến nó trở thành bài quốc ca đầu tiên của Pháp.[1]Nó bị mất vai trò này dưới thời hoàng đế Napoléon , và sau này bị các vua Louis XVIII và Charles X cầm chỉ. Bài hát chỉ được phục hồi trong một thời gian ngắn sau Cách mạng Tháng Bảy năm1830.[2] Dưới sự trị vì của Napoleon I, Veillons au Salut de l'Empire là quốc ca không chính thức của Đế chế thứ nhất, trong khi quốc ca không chính thức của Đế chế thứ hai dưới thờiNapoléon III là Partant pour la Syrie. Trong thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, "La Marseillaise" được công nhận là bài ca của phong trào cách mạng quốc tế – một ví dụ là nó đã được Công xã Paris sử dụng vào năm 1871. 8 năm sau (1879), nó được khôi phục như là quốc ca của Pháp.
Quốc Ca của Mỹ "The Star-Spangled Banner", tạm dịch là Lá cờ ánh sao chói lọi, là quốc ca chính thức của Hoa Kỳ. Lời được viết vào năm 1814 bởi Francis Scott Key, một luật sư và nhà thơ nghiệp dư, sau khi ông chứng kiến cảnh pháo đài McHenry bị quân Anh oanh tạc trong Chiến tranh năm 1812. Bài này được phổ biến là một bài hát yêu nước sau khi được phổ nhạc theo bài tửu ca To Anacreon in Heaven của Anh, nhưng chỉ được trở thành quốc ca khi Quốc hội Hoa Kỳ thông qua một nghị quyết vào ngày 31 tháng 3 năm 1931.
Toàn bộ nội dung của quốc ca Hoa Kỳ xem tại đây
Nếu như ngài đại biểu quốc hội nói rằng để phù hợp với tình hình mới thưa ngài nếu như vậy thì quốc ca của Pháp và Mỹ có lẽ họ sẽ thay đổi đến hàng n lần ấy vì tình hình của nước họ cũng có nhiều thay đổi với thời kỳ khi sáng tác của họ , còn ở ta sự nghiệp giải phóng thống nhất dân tộc đã thành công , nhưng hiện tại sự chống phá của bọn thù địch không hề suy giảm , thậm chí còn tinh vi và xảo quyệt hơn nữa ..Nguy cơ tự diễn biến hiển hiện . Lần này đổi tên lời quốc ca để cho phù hợp với tình hình hiện nay , mà câu mà vị đại biểu này muốn đổi là câu " Đường vinh quang xây xác quân thù ..." câu này không phải là câu nói bình thường mà nó là câu đúc kết cả một lịch sử dân tộc hơn 4000 nghìn năm dựng nước và giữ nước , 4000 năm từ Triệu , Đinh , Lê , Lý , Trần .. cùng Hán , Đường , Tống , Nguyên ...mỗi bên xưng đế một phương ....
Đó là về quá khứ còn thời kỳ cận , hiện đại thì dân tộc ta đã phải đứng lên chống lại những kẻ thù mà cả thế giới phải sợ hãi nhưng ta đã thắng lợi hoàn toàn với tinh thần "Dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải giành lấy “Độc lập”" vì thế đã có hàng triệu người con đã ngã xuống , hàng triệu người dân anh dũng gồng mình chống trả súng đạn của quân thù để nuôi giấu cán bộ , tất cả cũng vì độc lập dân tộc , tự do cho dân tộc . Những hi sinh lớn lao ấy đã được khắc họa bài hát mà 90 triệu người dân đều thuộc dù biết nhiều hay ít chữ , bài quốc ca với những lời thân thuộc mà dù trình độ cao hay thấp đều có thể hiểu và hát rõ ràng . " Đường vinh quang xây xác quân thù " là lời miêu tả rõ nhất , để được một đất nước tự do và phát triển như hôm nay , dân tộc nhược tiểu ấy đã phải đấu tranh , đấu tranh và đấu tranh . Nền độc lập chỉ có được khi nó được trả bằng máu và thực tế lịch sử đất nước đã chứng minh là như thế , không có một con đường đấu tranh hòa bình nào có thể khiến kẻ thù trao cho ta độc lập mà độc lập ấy phải được xây trên sự hi sinh của quân dân ta cà nó được xây nên bằng chính những thất bại của quân thù ...
Quốc ca càng lâu đời thì càng thể hiện sự bền vững của chế độ, yên ổn của xã tắc. Quốc ca ko phải là mốt mà thay đổi cho hợp thời thế , quốc ca là sản phẩm của tinh thần dân tộc . Quốc ca đại diện cho một chính thể nhất định và quốc ca không thể thay đổi chỉ vì những lý do " cho phù hợp với thời đại " , quốc ca là đúc kết cả một lịch sử , chúng ta tôn vinh lịch sử của dân tộc này một dân tộc đã không ngại hi sinh để giành độc lập và chiến thắng , đường vinh quang chính là độc lập - tự do - hạnh phúc được xây lên trên chính những kẻ thù , lòng yêu nước sẽ nhấn chìm tất cả bè lũ cướp nước và bán nước . Chúng ta không thể vứt bỏ lịch sử như vậy . Vị ĐBQH đã phát biểu ý kiến của mình nhưng nó đi ngược lại với truyền thống dân tộc , truyền thống yêu nước và luôn coi lịch sử là một bài học đắt giá
Quốc ca Việt Nam vang lên mỗi thế hệ từ già đến trẻ đều nghe và tự tìm thấy mình là một phần trên dải đất hình chữ S thân yêu . Người gìa khi nghe câu " Đường vinh quang xây xác quân thù " sẽ nhớ về quá khứ ngày mà họ mang ba lô lên đường chiến đấu thống nhất nước nhà để giờ đây họ được chứng kiến những sự thay đổi của cuộc sống những thứ mà trước đây chỉ có ở trong mơ mà thôi , mặc dù hiện nay ta còn nhiều thiếu sót . Còn thế hệ trẻ thế tương lai của đất nước , cho dù họ có làm nghề gì , học gì , mưu sinh vất vả như thế nào họ cũng hiểu được giá trị của nền độc lập ấy nền độc lập mà họ đang sống là cả một quá trình đấu tranh gian khổ cả cha anh hi sinh xương máu vì nền độc lập này , và khi hát câu " Đường vinh quang xây xác quân thù " ấy lên thì ai trong chúng ta cúng ý thức được rằng dân tộc ta là một dân tộc nhỏ các thế lực ngoại bang luôn muốn nhăm nhe xâm lược bờ cõi và cũng có những kẻ hàng ngày nhận hàng triệu USD để mang cả dân tộc bán cho lũ giặc ... Câu hát đến bây giờ mang một ý nghĩa lớn biết bao mà vị ĐBQH kia muốn thay đổi để phù hợp với thời kỳ mới , vậy theo ngài đại biểu ngài dựa vào đâu nói lời bài hát không còn phù hợp với thời đại ? và nếu chạy theo mốt thì quốc ca không phải là mặt hàng chạy theo thị hiếu của một số vị chính khách mà quốc ca nó phải tôn lên được lòn tự tôn của dân tộc và tôi thấy bản quốc ca hiện tại thực sự là đã làm rất tốt không phải thay đổi đâu ạ !
trên đây chỉ là một vài ý kiến nhỏ của tôi một số ý kiến của những bài viết khác mời các bạn xem Tại Đây
theo tôi không biết ý kiến của vị ĐBQH kia lấy từ đâu nhưng mong ngài hãy suy sét cho kỹ mỗi khi nói ra vì một ý kiến của ngài có thể dẫn đến nhiều suy nghĩ trái chiều , vàd người dân không muốn suy nghĩ nhiều hơn nữa về những chiêu trò từ : đổi tên nước , quốc hiệu , quốc hoa , quốc tửu , phi vũ trang hóa hai lực lượng quân đội và công an , và giờ là sửa lại lời quốc ca ...Mỗi một hành động lại làm cho người dân lực cười là tại làm sao mà chuyện sáng như ban ngày như thế mà các ngài còn đề với xuất ý kiến này nọ . NẾU KHÔNG TÌM ĐƯỢC Ý KIẾN GÓP Ý HAY THÌ NÊN IM LẶNG THƯA VỊ ĐBQH ĐÁNG KÍNH
0 Nhận xét
Cảm ơn, chúc bạn vui vẻ !