- Đánh hoặc bị đánh, đâm hoặc bị đâm...
- Mày lải nhải cái gì vậy cu em?
- A cu anh, câu thoại trong phim Bụi đời Chợ Lớn ấy mà. Anh xem chưa, hay lắm! Chém nhau hơn trẻ trâu chém gió nữa.
- Tưởng gì, mày còn xem rồi không lẽ tao chưa xem. Khắp nơi tụi nó nổ lép bép về cái phim này làm sao mà tao không biết được.
- Thấy hay không anh? Chẳng kém gì phim xã hội đen Hong Kong ngày trước nhỉ?
- Kỹ thuật đâm chém thì cũng được còn lại chẳng có mẹ gì cả.
- Thì phim giải trí "phát phút" (fast food) mà anh, đánh đấm hoành tráng nhìn cho"sướng con ngươi, tươi máu mắt" là OK rồi.
- Ờ, thì cũng giần giật vài cọng gân được đôi tiếng.
- Phim hoành tráng thế mà nhà nước cấm. Bọn bạn em tụi nó chửi quá trời. Trước giờ toàn coi tụi HongKong, tụi Nhật, tụi Thái chém nhau, giờ mới có phim Việt để coi thì lại cấm. Thế thì bao giờ điện ảnh nước nhà mới phát triển được.
- Cấm vì vi phạm luật điện ảnh, kích động bạo lực, truyền bá hành vi tội ác,..
- Mày ngu quá, nghệ thuật là một thứ khó mà định lượng được. Vậy không định tính nó thì đánh giá kiểu gì?
- Nhưng mà anh thấy đó, phim này cũng đâu có gì là bạo lực lắm đâu. Như cái bộ phim Nga"pháo đài Brest" hôm trước anh em mình coi đó. Phim về Liên Xô mà bạo lực còn kinh dị hơn nhiều: xác chết la liệt, súng lửa thiêu người, chân tay đứt lìa,...
- Mày đúng là trẻ trâu. Người ta đánh giá mức độ bạo lực không phải dựa trên số lượng máu đổ, số xác đếm được,... mà dựa trên những ý nghĩa, thông điệp, cách thể hiện hành động bạo lực,...
- Là sao? Anh nói mơ hồ quá. Phim này cũng có thông điệp là khuyên con người ta đừng sa chân vào chốn giang hồ mà.
- Thế này nhé, giả sử tao làm một bộ phim về tình yêu của một đôi nam nữ. Thông điệp là cặp tình nhân cực kỳ yêu thương nhau, sống chết vì nhau. Nhưng tao chỉ chăm chăm vào khai thác những giây phút cặp đôi đó "giao lưu kết hợp" với nhau thì cả bộ phim đó cũng chỉ có giá trị khiêu dâm mà thôi.
- Ừ, nhưng em thấy nhiều phim nước ngoài khác chiếu tại Việt Nam còn bạo lực nhiều hơn, sao không thấy cấm nhỉ.
- Đối tượng khác nhau thì tiêu chuẩn áp dụng khác nhau. Làm sao nhập nhằng giữa sản phẩm của 1 thằng nước khác và 1 thằng trong nhà được. Ví dụ tao cấm mày hút thuốc nhưng không cấm thằng bạn mày hút thuốc được, cũng không thể cấm 2 đứa mày chơi với nhau nhưng nếu thằng bạn mày cứ tìm cách gạ gẫm mày hút thuốc như nó thì tao sẽ cảnh cáo nó, tái diễn thì tao cấm cửa nó.
- Người ta nói phim bị cấm vì đề cập đến mảng tối của xã hội Việt Nam, rằng làm gì có chuyện giang hồ chém nhau như thế mà chẳng thấy bóng dáng công an đâu cả,...
- Đó không phải lý do chính xác. Những chuyện nhạy cảm hơn nhiều như tham nhũng, lật đổ chính trị còn được đài truyền hình Việt Nam chiếu ầm ầm trên Ti vi đó thôi. Mày không nhớ Gió làng Kình, Chủ tịch tỉnh,... đó à. Chuyện giang hồ chém nhau thì ở đâu trên thế giới này chẳng có. Vấn đề là phản ánh mặt trái xã hội phải trên cơ sở xây dựng, chống lại cái sai trái đó chứ không phải khai thác sự giật gân của những hành vi tội ác. Bản thân bộ phim này cũng được kiểm duyệt và yêu cầu chỉnh sửa cho đúng luật Điện ảnh nhưng không được thực hiện nghiêm túc nên mới bị cấm.
- Hây dà,... vậy không lẽ chúng ta cứ để điện ảnh nước nhà lạc hậu như vậy sao?
- Thằng đầu đất này... chuyện một bộ phim bị cấm vì kích động bạo lực thì liên quan gì đến sự phát triển hay lạc hậu của điện ảnh?
- Thì có người bỏ tiền ra làm phim cho xem thì lại bị cấm. Vậy ai dám đầu tư nữa?
- Thứ nhất, người ta bỏ tiền ra làm phim với mục đích đầu tiên là kinh doanh chứ không phải là cho mày xem chùa. Mà đầu tư không đúng cách thì phải chịu rủi ro là lẽ đương nhiên. Nếu họ tiếp tục muốn kinh doanh, lần sau họ sẽ rút kinh nghiệm. Thứ hai, trước khi bộ phim này bị cấm thì người ta cũng đầu tư và hốt bạc một đống phim khác, bao gồm cả thể loại đánh đấm này. Vậy làm gì có chuyện không dám đầu tư nữa? Cứ tuân thủ đúng luật lệ Việt Nam đi thì có ai thèm cấm đoán làm gì? Đứng về phía chính quyền, đâu phải cái gì người ta đầu tư là mình cũng nhận cả? Một dự án hủy hoại môi trường có thể mất hàng chục năm để sửa sai nhưng một dự án hủy hoại nhân tính thì chẳng biết được tác hại của nó lớn thế nào.
- Híc ... mà sao chúng ta cứ phải hạn chế thể loại này làm gì? Các nước khác nó làm ầm ầm đó thôi.
- Tụi trẻ trâu chúng mày luôn luôn như thế, chẳng bao giờ suy nghĩ xa hơn cái lý lẽ: tại sao nước khác thế này mà nước ta lại thế kia. Phải suy nghĩ và hành động khác nhau thì mới phân chia ra thành các dân tộc, quốc gia riêng chứ giống nhau cả thì là thế giới đại đồng mất rồi. Vấn đề không phải là phải cố theo cho bằng người khác mà phải hiểu xem cái mục tiêu đó có phù hợp với mình hay không, có đáng phải theo đuổi hay không. Chẳng hạn mày nhìn mấy con bồ thằng khác ăn mặc lố lăng, mặt trơ mày tráo khoe hàng như cái em Tưng tưng gì đó thì mày có thích không? Nhưng nếu bảo con bồ mày cũng làm như thế cho thằng khác ngắm thì mày có thích không?
- Em đang nói về phim ảnh mà anh lại nói đi đâu không à. Nhưng cấm có được đâu, người ta vẫn cứ xem ầm ầm đó thôi.
- Đúng là không thể cấm người ta xem bộ phim này được nữa. Nhưng có thằng nào dám bỏ 1 đống tiền ra làm bộ phim tương tự khác không? Ngược lại, nếu nhà nước du di cho bộ phim này qua trót lọt, sẽ có những bộ phim khác ra đời, ngày càng bạo liệt hơn. Rồi đến một lúc nào đó, người ta cũng sẽ đưa ra những lý lẽ bùi tai để chứng minh sự cần thiết phải có một nền "điện ảnh con heo" cho "giống nước ngoài".
- Con người ta luôn có 2 mảng đối lập trong mình: thiện và ác. Nhiệm vụ của giáo dục, văn hóa và nghệ thuật là đề cao, xiển dương cái thiện và chống lại cái ác. Cái ác trong con người ta bị sự chèn ép của đạo đức xã hội, của pháp luật, của cái thiện nhưng nó không chết hẳn đi mà lay lắt tồn tại trong tình trạng đói khát. Chính vì vậy, người ta luôn tò mò đối với tất cả những vấn đề mang tính bạo lực, dâm dục. Đó là lý do vì sao báo chí lá cải luôn giương cao khẩu hiệu"Cướp - Hiếp - Giết" trong chiến lược kinh doanh của mình. Trong một xã hội tư bản, mọi vấn đề đều được quy ra tiền, kể cả giá trị con người, nên người ta cũng chẳng hoài công tạo ra những vùng cấm cho nghệ thuật. Chính vì vậy, bên cạnh "nghệ thuật vị nhân sinh" cũng có không ít những kẻ tôn thờ "nghệ thuật vị nhân tai". Họ núp bóng nghệ thuật, đưa ra những tuyên ngôn mỹ miều mong "chạm đến mọi ngõ ngách trong tâm hồn con người" mà thực ra là bao gồm cả việc khơi gợi sự thức giấc của những con quỷ trong mỗi người. Đó là lý do cho sự ra đời của những bộ phim kinh dị man rợ, những cảnh giết chóc kinh hoàng, những trò dâm dục bệnh hoạn,... Ở nước ta, giá trị truyền thống và giá trị XHCN không cho phép điều đó, mặc dù những giá trị này đang đứng trước sức ép rất lớn của giá trị đồng tiền. Nếu không vững vàng, xã hội này cũng sẽ nhanh chóng tràn ngập các loại hình "nghệ thuật vị nhân tai" như Diệu Hà trần truồng ngậm chim, Thái Nhã Vân thoát y với sư hay loại âm nhạc phòng the của Ngọc Đại,...
- Anh có cổ hủ quá không? Thế giới bây giờ văn minh nó khác...
- Đó là xảo biện. Những gì đã tồn tại trải qua hàng ngàn năm và tạo nên truyền thống của một dân tộc thì mới chính là sự văn minh. Văn minh là phải giúp phát triển phần Người, giảm thiểu phần Con chứ không phải khơi dậy phần Con như những thể loại nghệ thuật mà mày cho là văn minh kia. Thế giới bây giờ hiện đại nhưng "hiện đại" và "văn minh" là hai chuyện khác nhau. Ví dụ, thời nay hiện đại nên người ta có thể ngồi một chỗ, ấn nút một cái là giết được một đống người bằng tên lửa. Nhưng đó không phải là người văn minh. Ngược lại, một người quê mùa sẳn sàng giúp đỡ đồng loại, hy sinh cái tôi để cống hiến cho cái chung lại là một người văn minh.
- Anh lại nâng cao quan điểm rồi. Chỉ là giải trí thôi mà.
- Có thể đối với một số người vững vàng thì nó là giải trí nhưng đối với đám choai choai hoặc những kẻ có vấn đề về thần kinh thì chưa chắc. Mày còn nhớ cách đây đúng một năm, một thằng thần kinh ở Mỹ đã bắt chước nhân vật Joker, tàn sát mười mấy người trong dịp công chiếu phim Batman? Các nhà nghiên cứu xã hội Mỹ đã chỉ ra được mối liên hệ giữa những sự vụ giết người và các chương trình được chiếu trên truyền hình, theo đó, nhiều kẻ sát nhân sau khi bị bắt đã thú nhận rằng hành vi tội ác của chúng bắt đầu được lên kế hoạch sau khi xem các chương trình truyền hình về đề tài tội phạm. Mùi máu tanh chỉ dễ gây buồn nôn nếu người ta chưa quen với nó. Hành vi tội ác cũng sẽ trở nên bình thường nếu bộ não được ăn no hình ảnh về nó.
- Có thể giới hạn độ tuổi xem phim mà?
- Thế mày thấy tụi Mỹ nó không giới hạn độ tuổi à? Trò đó chỉ là một miếng băng dính dán mảnh vải che hờ hững trên một cơ thể gợi tình mà thôi. Tức là chỉ để phòng người ngay chứ chẳng phòng được kẻ gian. Ngay như bộ phim Bụi Đời Chợ Lớn này, đã có lệnh cấm phát hành dưới mọi hình thức nhưng mọi người cũng đều đã được rửa mắt đó thôi.
- Oài ... vậy là chúng ta chỉ có thể được xem những phim kiểu này của nước ngoài!
- Mày phải lấy đó làm vui vì nhà nước còn đề cao giá trị nhân bản, chứ thả rông cho sống chết mặc bay kiểu "hiện đại như nước ngoài" thì tốc độ tha hóa của xã hội này còn kinh hoàng hơn nhiều. Hãy mừng vì con bồ mày còn giữ vẻ nết na quê mùa thay vì chạy theo thói điếm đàng hiện đại như những con bồ của thằng khác. Hiểu chửa?
- Ờ ... ví dụ kiểu này thì em hiểu. Thôi thì, đào của thằng khác khoe ra thì mình cứ ngắm nhưng của nhà mình thì nhất quyết giữ gìn!
- Ờ ... khôn ra rồi đó!
- Mày lải nhải cái gì vậy cu em?
- A cu anh, câu thoại trong phim Bụi đời Chợ Lớn ấy mà. Anh xem chưa, hay lắm! Chém nhau hơn trẻ trâu chém gió nữa.
- Tưởng gì, mày còn xem rồi không lẽ tao chưa xem. Khắp nơi tụi nó nổ lép bép về cái phim này làm sao mà tao không biết được.
- Thấy hay không anh? Chẳng kém gì phim xã hội đen Hong Kong ngày trước nhỉ?
- Kỹ thuật đâm chém thì cũng được còn lại chẳng có mẹ gì cả.
- Thì phim giải trí "phát phút" (fast food) mà anh, đánh đấm hoành tráng nhìn cho"sướng con ngươi, tươi máu mắt" là OK rồi.
- Ờ, thì cũng giần giật vài cọng gân được đôi tiếng.
- Phim hoành tráng thế mà nhà nước cấm. Bọn bạn em tụi nó chửi quá trời. Trước giờ toàn coi tụi HongKong, tụi Nhật, tụi Thái chém nhau, giờ mới có phim Việt để coi thì lại cấm. Thế thì bao giờ điện ảnh nước nhà mới phát triển được.
- Cấm vì vi phạm luật điện ảnh, kích động bạo lực, truyền bá hành vi tội ác,..
Luật Điện Ảnh - Điều 11: Những hành vi bị cấm trong hoạt động điện ảnh
...
2. Tuyên truyền, kích động chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước; kích động bạo lực; truyền bá tư tưởng phản động, lối sống dâm ô, đồi trụy, hành vi tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, phá hoại thuần phong mỹ tục.
...
- Xời, thế mà nhằm nhò gì ... em thấy khối phim bạo lực hơn mà vẫn chiếu ầm ầm đó thôi. Toàn làm theo cảm tính....
2. Tuyên truyền, kích động chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước; kích động bạo lực; truyền bá tư tưởng phản động, lối sống dâm ô, đồi trụy, hành vi tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, phá hoại thuần phong mỹ tục.
...
- Mày ngu quá, nghệ thuật là một thứ khó mà định lượng được. Vậy không định tính nó thì đánh giá kiểu gì?
- Nhưng mà anh thấy đó, phim này cũng đâu có gì là bạo lực lắm đâu. Như cái bộ phim Nga"pháo đài Brest" hôm trước anh em mình coi đó. Phim về Liên Xô mà bạo lực còn kinh dị hơn nhiều: xác chết la liệt, súng lửa thiêu người, chân tay đứt lìa,...
- Mày đúng là trẻ trâu. Người ta đánh giá mức độ bạo lực không phải dựa trên số lượng máu đổ, số xác đếm được,... mà dựa trên những ý nghĩa, thông điệp, cách thể hiện hành động bạo lực,...
- Là sao? Anh nói mơ hồ quá. Phim này cũng có thông điệp là khuyên con người ta đừng sa chân vào chốn giang hồ mà.
- Thế này nhé, giả sử tao làm một bộ phim về tình yêu của một đôi nam nữ. Thông điệp là cặp tình nhân cực kỳ yêu thương nhau, sống chết vì nhau. Nhưng tao chỉ chăm chăm vào khai thác những giây phút cặp đôi đó "giao lưu kết hợp" với nhau thì cả bộ phim đó cũng chỉ có giá trị khiêu dâm mà thôi.
- Ừ, nhưng em thấy nhiều phim nước ngoài khác chiếu tại Việt Nam còn bạo lực nhiều hơn, sao không thấy cấm nhỉ.
- Đối tượng khác nhau thì tiêu chuẩn áp dụng khác nhau. Làm sao nhập nhằng giữa sản phẩm của 1 thằng nước khác và 1 thằng trong nhà được. Ví dụ tao cấm mày hút thuốc nhưng không cấm thằng bạn mày hút thuốc được, cũng không thể cấm 2 đứa mày chơi với nhau nhưng nếu thằng bạn mày cứ tìm cách gạ gẫm mày hút thuốc như nó thì tao sẽ cảnh cáo nó, tái diễn thì tao cấm cửa nó.
- Người ta nói phim bị cấm vì đề cập đến mảng tối của xã hội Việt Nam, rằng làm gì có chuyện giang hồ chém nhau như thế mà chẳng thấy bóng dáng công an đâu cả,...
- Đó không phải lý do chính xác. Những chuyện nhạy cảm hơn nhiều như tham nhũng, lật đổ chính trị còn được đài truyền hình Việt Nam chiếu ầm ầm trên Ti vi đó thôi. Mày không nhớ Gió làng Kình, Chủ tịch tỉnh,... đó à. Chuyện giang hồ chém nhau thì ở đâu trên thế giới này chẳng có. Vấn đề là phản ánh mặt trái xã hội phải trên cơ sở xây dựng, chống lại cái sai trái đó chứ không phải khai thác sự giật gân của những hành vi tội ác. Bản thân bộ phim này cũng được kiểm duyệt và yêu cầu chỉnh sửa cho đúng luật Điện ảnh nhưng không được thực hiện nghiêm túc nên mới bị cấm.
- Hây dà,... vậy không lẽ chúng ta cứ để điện ảnh nước nhà lạc hậu như vậy sao?
- Thằng đầu đất này... chuyện một bộ phim bị cấm vì kích động bạo lực thì liên quan gì đến sự phát triển hay lạc hậu của điện ảnh?
- Thì có người bỏ tiền ra làm phim cho xem thì lại bị cấm. Vậy ai dám đầu tư nữa?
- Thứ nhất, người ta bỏ tiền ra làm phim với mục đích đầu tiên là kinh doanh chứ không phải là cho mày xem chùa. Mà đầu tư không đúng cách thì phải chịu rủi ro là lẽ đương nhiên. Nếu họ tiếp tục muốn kinh doanh, lần sau họ sẽ rút kinh nghiệm. Thứ hai, trước khi bộ phim này bị cấm thì người ta cũng đầu tư và hốt bạc một đống phim khác, bao gồm cả thể loại đánh đấm này. Vậy làm gì có chuyện không dám đầu tư nữa? Cứ tuân thủ đúng luật lệ Việt Nam đi thì có ai thèm cấm đoán làm gì? Đứng về phía chính quyền, đâu phải cái gì người ta đầu tư là mình cũng nhận cả? Một dự án hủy hoại môi trường có thể mất hàng chục năm để sửa sai nhưng một dự án hủy hoại nhân tính thì chẳng biết được tác hại của nó lớn thế nào.
- Híc ... mà sao chúng ta cứ phải hạn chế thể loại này làm gì? Các nước khác nó làm ầm ầm đó thôi.
- Tụi trẻ trâu chúng mày luôn luôn như thế, chẳng bao giờ suy nghĩ xa hơn cái lý lẽ: tại sao nước khác thế này mà nước ta lại thế kia. Phải suy nghĩ và hành động khác nhau thì mới phân chia ra thành các dân tộc, quốc gia riêng chứ giống nhau cả thì là thế giới đại đồng mất rồi. Vấn đề không phải là phải cố theo cho bằng người khác mà phải hiểu xem cái mục tiêu đó có phù hợp với mình hay không, có đáng phải theo đuổi hay không. Chẳng hạn mày nhìn mấy con bồ thằng khác ăn mặc lố lăng, mặt trơ mày tráo khoe hàng như cái em Tưng tưng gì đó thì mày có thích không? Nhưng nếu bảo con bồ mày cũng làm như thế cho thằng khác ngắm thì mày có thích không?
- Em đang nói về phim ảnh mà anh lại nói đi đâu không à. Nhưng cấm có được đâu, người ta vẫn cứ xem ầm ầm đó thôi.
- Đúng là không thể cấm người ta xem bộ phim này được nữa. Nhưng có thằng nào dám bỏ 1 đống tiền ra làm bộ phim tương tự khác không? Ngược lại, nếu nhà nước du di cho bộ phim này qua trót lọt, sẽ có những bộ phim khác ra đời, ngày càng bạo liệt hơn. Rồi đến một lúc nào đó, người ta cũng sẽ đưa ra những lý lẽ bùi tai để chứng minh sự cần thiết phải có một nền "điện ảnh con heo" cho "giống nước ngoài".
Kịch Bản Bụi Đời Chợ Lớn
Thằng Lâm ra biển một mình
Nó ngồi ngắm cảnh yên bình xa xăm
Bỗng đâu cơn gió lạnh căm
Làm Lâm nhớ lại chuyện buồn năm xưa
Chuyện rằng đêm ấy chẳng mưa
Bị con Hương Bớp nó lừa quả đau
Thế là cả đám đánh nhau
Đánh qua đánh lại một màu máu tươi
Cuối cùng còn mỗi một người
Vừa nói vừa khóc vừa cười là Lâm
Tiếp theo 8 phút kịch câm
Mười năm thấm thoát giam cầm cũng qua
Lâm từ cổng trại bước ra
Thấy con chị đã tát mình khi tê
Thế rồi bọn nó cùng về
Cùng đi ra biển, hề hề hết phim ./.
©Đông Tuyền
- Nhưng mà tại sao các nước khác không cấm?Thằng Lâm ra biển một mình
Nó ngồi ngắm cảnh yên bình xa xăm
Bỗng đâu cơn gió lạnh căm
Làm Lâm nhớ lại chuyện buồn năm xưa
Chuyện rằng đêm ấy chẳng mưa
Bị con Hương Bớp nó lừa quả đau
Thế là cả đám đánh nhau
Đánh qua đánh lại một màu máu tươi
Cuối cùng còn mỗi một người
Vừa nói vừa khóc vừa cười là Lâm
Tiếp theo 8 phút kịch câm
Mười năm thấm thoát giam cầm cũng qua
Lâm từ cổng trại bước ra
Thấy con chị đã tát mình khi tê
Thế rồi bọn nó cùng về
Cùng đi ra biển, hề hề hết phim ./.
©Đông Tuyền
- Con người ta luôn có 2 mảng đối lập trong mình: thiện và ác. Nhiệm vụ của giáo dục, văn hóa và nghệ thuật là đề cao, xiển dương cái thiện và chống lại cái ác. Cái ác trong con người ta bị sự chèn ép của đạo đức xã hội, của pháp luật, của cái thiện nhưng nó không chết hẳn đi mà lay lắt tồn tại trong tình trạng đói khát. Chính vì vậy, người ta luôn tò mò đối với tất cả những vấn đề mang tính bạo lực, dâm dục. Đó là lý do vì sao báo chí lá cải luôn giương cao khẩu hiệu"Cướp - Hiếp - Giết" trong chiến lược kinh doanh của mình. Trong một xã hội tư bản, mọi vấn đề đều được quy ra tiền, kể cả giá trị con người, nên người ta cũng chẳng hoài công tạo ra những vùng cấm cho nghệ thuật. Chính vì vậy, bên cạnh "nghệ thuật vị nhân sinh" cũng có không ít những kẻ tôn thờ "nghệ thuật vị nhân tai". Họ núp bóng nghệ thuật, đưa ra những tuyên ngôn mỹ miều mong "chạm đến mọi ngõ ngách trong tâm hồn con người" mà thực ra là bao gồm cả việc khơi gợi sự thức giấc của những con quỷ trong mỗi người. Đó là lý do cho sự ra đời của những bộ phim kinh dị man rợ, những cảnh giết chóc kinh hoàng, những trò dâm dục bệnh hoạn,... Ở nước ta, giá trị truyền thống và giá trị XHCN không cho phép điều đó, mặc dù những giá trị này đang đứng trước sức ép rất lớn của giá trị đồng tiền. Nếu không vững vàng, xã hội này cũng sẽ nhanh chóng tràn ngập các loại hình "nghệ thuật vị nhân tai" như Diệu Hà trần truồng ngậm chim, Thái Nhã Vân thoát y với sư hay loại âm nhạc phòng the của Ngọc Đại,...
- Anh có cổ hủ quá không? Thế giới bây giờ văn minh nó khác...
- Đó là xảo biện. Những gì đã tồn tại trải qua hàng ngàn năm và tạo nên truyền thống của một dân tộc thì mới chính là sự văn minh. Văn minh là phải giúp phát triển phần Người, giảm thiểu phần Con chứ không phải khơi dậy phần Con như những thể loại nghệ thuật mà mày cho là văn minh kia. Thế giới bây giờ hiện đại nhưng "hiện đại" và "văn minh" là hai chuyện khác nhau. Ví dụ, thời nay hiện đại nên người ta có thể ngồi một chỗ, ấn nút một cái là giết được một đống người bằng tên lửa. Nhưng đó không phải là người văn minh. Ngược lại, một người quê mùa sẳn sàng giúp đỡ đồng loại, hy sinh cái tôi để cống hiến cho cái chung lại là một người văn minh.
- Anh lại nâng cao quan điểm rồi. Chỉ là giải trí thôi mà.
- Có thể đối với một số người vững vàng thì nó là giải trí nhưng đối với đám choai choai hoặc những kẻ có vấn đề về thần kinh thì chưa chắc. Mày còn nhớ cách đây đúng một năm, một thằng thần kinh ở Mỹ đã bắt chước nhân vật Joker, tàn sát mười mấy người trong dịp công chiếu phim Batman? Các nhà nghiên cứu xã hội Mỹ đã chỉ ra được mối liên hệ giữa những sự vụ giết người và các chương trình được chiếu trên truyền hình, theo đó, nhiều kẻ sát nhân sau khi bị bắt đã thú nhận rằng hành vi tội ác của chúng bắt đầu được lên kế hoạch sau khi xem các chương trình truyền hình về đề tài tội phạm. Mùi máu tanh chỉ dễ gây buồn nôn nếu người ta chưa quen với nó. Hành vi tội ác cũng sẽ trở nên bình thường nếu bộ não được ăn no hình ảnh về nó.
- Có thể giới hạn độ tuổi xem phim mà?
- Thế mày thấy tụi Mỹ nó không giới hạn độ tuổi à? Trò đó chỉ là một miếng băng dính dán mảnh vải che hờ hững trên một cơ thể gợi tình mà thôi. Tức là chỉ để phòng người ngay chứ chẳng phòng được kẻ gian. Ngay như bộ phim Bụi Đời Chợ Lớn này, đã có lệnh cấm phát hành dưới mọi hình thức nhưng mọi người cũng đều đã được rửa mắt đó thôi.
- Oài ... vậy là chúng ta chỉ có thể được xem những phim kiểu này của nước ngoài!
- Mày phải lấy đó làm vui vì nhà nước còn đề cao giá trị nhân bản, chứ thả rông cho sống chết mặc bay kiểu "hiện đại như nước ngoài" thì tốc độ tha hóa của xã hội này còn kinh hoàng hơn nhiều. Hãy mừng vì con bồ mày còn giữ vẻ nết na quê mùa thay vì chạy theo thói điếm đàng hiện đại như những con bồ của thằng khác. Hiểu chửa?
- Ờ ... ví dụ kiểu này thì em hiểu. Thôi thì, đào của thằng khác khoe ra thì mình cứ ngắm nhưng của nhà mình thì nhất quyết giữ gìn!
- Ờ ... khôn ra rồi đó!
0 Nhận xét
Cảm ơn, chúc bạn vui vẻ !