NGÀY THƯƠNG BINH LIỆT SỸ 27-07 BÀN VỀ PHÁP LUẬT VỚI NGƯỜI CÓ CÔNG

Ngày thương binh liệt sỹ đến gần , cả dân tộc Việt Nam với truyền thống đền ơn đáp nghĩa - " ăn quả nhớ kẻ trồng cây " đã và đang có những hoạt động tích cực , những ngôi nhà tình nghĩa , những xuất quà và cả những tấm lòng biết ơn đối với thế hệ đi trước đã hi sinh tuổi thanh xuân , máu thịt , tính mạng để cả dân tộc có ngày hôm nay , nhân dân được ấm no , hạnh phúc . Những hành động thiết thực đã làm ấm lòng biết bao bà mẹ , làm cho những gia đình có thân nhân là liệt sỹ , những thương binh đang mang trong mình những vết thương chiến tranh phần nào vơi đi lỗi đau về một cuộc chiến khốc liệt . Những năm qua Đảng và nhà nước , hội cựu chiến binh , mặt trận tổ quốc ... đã có nhiều chính sách pháp luật , hoàn thiện để bảo đảm việc thực hiện chế độ cho người có công được chu đáo và đạt hiệu quả . Nhưng bên cạnh đó những tồn tại và bất cập còn tồn tại mà câu chuyện dưới đây là một ví dụ , rất mong các cấp chức năng tích cực hơn nữa để không làm mất sự kỳ vọng của người dân vào các cơ quan nnhà nước .

bài bên blog trelang
________________________

Chúng ta còn lâu mới có văn minh


Tác giả: Mi An

Khoai@ chép từ nhà Kim Dung/Kỳ Duyên

KD: Đúng vậy! Còn lâu XN nước Việt mới văn minh, bởi đủ thứ tư duy, quan niệm lởm khởm, vừa hình thức, vừa hủ lậu, vừa giả dối. Mà câu chuyện báo Đất Việt nêu ra là một ví dụ cụ thể.

Chả lẽ những đứa con yêu dấu, máu thịt của họ đã vĩnh viễn nằm lại vì đất nước không phải do họ rứt ruột sinh ra? Những người Mẹ đã mất con, chả lẽ phải mất luôn hạnh phúc riêng tư lần nữa mới đáng mặt… Anh hùng?

Mình bỗng nhớ tới một sự kiện rất lâu của Thailand mà mình đọc xong rất kính trọng. Đó là đất nước này tổ chức thi Hoa hậu cho những người đàn bà góa. Một tầm nghĩ nhân văn đáng nể, luôn động viên con người sống vươn lên, vượt lên số phận.

Vậy tại sao khi những người đàn bà Việt đã từng hy sinh máu thịt của họ, tìm kiếm hạnh phúc để có thể sống tiếp, làm việc cho đời, lại bị định kiến? Chả lẽ họ cứ phải đau thương mãi mới xứng đáng với người đã khuất? Liệu các con đã nằm xuống của họ có mong cho Mẹ mình chìm đắm mãi vào nỗi đau không?

Hai cách nghĩ, hai tầm tư duy, cách xa nhau một tầm văn minh!

Nhìn bức ảnh những người Mẹ này mình thương xót quá, cứ cay mắt!

Bạn cũng nên đọc thêm: Tái Giá Thì Sao
————

Tái giá thì sao? Họ không được phép có một gia đình mà chỉ được sống vật vờ để ôm khư khư lấy danh hiệu hay sao?

Các bà mẹ Việt Nam Anh Hùng được ưu tiên cộng điểm nếu thi đại học.

Trong khi Bộ GD&ĐT sốt sắng cộng điểm cho Bà mẹ VNAH đi thi đại học thì Cục người có công của Bộ LĐTBXH nhất định không phong tặng danh hiệu cho một bà mẹ đã gần đất xa trời vì còn chờ… hướng dẫn.

Mẹ M. ở TP. HCM, một người vợ liệt sĩ từ năm 30 tuổi, mất cả 2 con trai, đứa lớn 16 tuổi, đứa bé 6 tuổi vì làm giao liên cảnh giới cho quân cách mạng, bản thân mẹ M. là thương binh hạng 2/4 vì tù đày. Còn lại một mình trơ trọi trên đời, khi ra tù, mẹ M gá nghĩa với một người đồng đội.

Giờ mẹ M. 83 tuổi, 3 năm nay bệnh nặng nằm liệt giường, 5 tháng trước đây, phường đề nghị Phòng Lao động – thương binh và xã hội (LĐ-TB&XH) Q.Bình Thạnh, Sở LĐ-TB&XH TP.HCM phong danh hiệu Bà mẹ VNAH cho mẹ. Nhưng trên trả lời: hồ sơ chưa được thông qua vì mẹ đã tái giá, và còn phải chờ xem thủ tục hướng dẫn thế nào.

Ai là người còn có trái tim ở phía bên ngực trái mà không thấy đau khi đọc những câu chuyện thế này?

Một người phụ nữ mất chồng, mất cả 2 đứa con trai còn măng sữa cho cuộc chiến tranh, đến lúc nằm liệt giường, sắp nhắm mắt xuôi tay vẫn không được nhận danh hiệu mà bà xứng đáng được hưởng, chỉ vì đã tái giá.

Hỡi ôi, phải chăng các bà mẹ VNAH không phải là người? Hay người ta muốn phong tặng danh hiệu cho các mẹ để hóa thánh, hóa tượng cho các mẹ rồi đặt lên một vị trí cao nào đó, không cho các mẹ là con người nữa?

Một cái danh hiệu vô hình lấp làm sao được nỗi đau trong lòng họ, những người mẹ đã dứt từng nắm ruột của mình, trao cho quân đội để rồi không bao giờ còn nhìn thấy con được nữa. Các liệt sĩ đã hy sinh có bao giờ hình dung người mẹ đáng thương đáng kính của họ đang bị đặt lên bàn cân phát xét thế này không?

Đọc bài trả lời phỏng vấn của ông Nguyễn Duy Kiên- Phó Cục trưởng Cục người có công của Bộ LĐ-TB&XH về trường hợp của các mẹ mà tôi trào nước mắt. Vì sự vô cảm lạnh lùng của các quy định đang khiến cho chúng ta bị kéo tụt về trạng thái dã man mông muội, không còn biết thế nào là sự nhân văn, tử tế ở đời.

Ông Kiên cho biết: “Theo quy định hiện nay, bà mẹ có 1 con duy nhất, hoặc có 2 con liệt sỹ thì đương nhiên được công nhận bà mẹ Việt Nam anh hùng, dù có tái giá hay không.

Riêng với trường hợp có con và chồng là liệt sỹ, nhưng nếu đã tái giá, tức là đã chuyển sang hôn nhân mới, thì mặc định hôn nhân cũ đã mất hiệu lực. Vì khái niệm chồng được hiểu là người mà hôn nhân đang có hiệu lực.

Tuy nhiên việc xét tặng danh hiệu cho các trường hợp bà mẹ đã tái giá cũng có những cái cần phải bàn. Chẳng hạn như trường hợp mẹ M. như ở TP.HCM có 1 con và chồng là liệt sỹ, nhưng đã tái giá. Vậy trường hợp này nếu lấy chồng cũ ra làm tiêu chuẩn được không?

Cái này trong quy định vẫn chưa có và cần phải chờ hướng dẫn để cân đối với các văn bản pháp luật khác nữa, chẳng hạn như luật hôn nhân gia đình. Được hay không không quan trọng, nhưng về mặt hành lang pháp lý thì cần phải có”.

Thế đấy, chỉ cần chuyển sang hôn nhân mới thì hôn nhân cũ đã mất hiệu lực, chồng cũ dẫu có là liệt sĩ không làm tiêu chuẩn được nữa, mẹ M được hay không không quan trọng, nhưng về mặt hành lang pháp lý thì cần phải có.

Ông Cục phó Cục người có công trả lời thế này, có khiến cho ai thấy đau không, thưa bạn đọc?

“Sá chi tờ giấy?” Mẹ M. đã nói như thế khi biết người ta đang cân đong đo đếm trường hợp hồ sơ của mẹ. Thưa mẹ, mẹ nói đúng rồi. Ba phần tư cuộc đời mẹ đã chết, chồng và hai đứa con trai đã chết, thì một tờ giấy ghi mấy chữ Bà mẹ VNAH dù có vẻ vang cũng có sá chi.

Nhưng những quy định vô cảm, những con người làm chính sách nhưng chỉ cứng nhắc tuân theo những quy định vô cảm làm chúng ta đau lòng thì vẫn còn đó. Vẫn chứng tỏ cho chúng ta một điều cay đắng rằng: chúng ta còn lâu mới có được sự văn minh.

Bởi văn minh là phải đặt ra những điều luật, những quy định tôn lên được tính nhân văn của con người, tô thêm sự ấm áp của tình người chứ không phải quỳ rạp xuống mà phục tùng những điều luật như nô lệ.

Bởi văn minh là phải làm sao để vơi bớt nỗi đau cho những con người đã chịu quá nhiều thiệt thòi cay đắng chứ không phải là dúi thêm những mũi dao vào lòng họ. Tái giá thì sao? Họ không được phép có một gia đình mà chỉ được sống vật vờ như hồn ma bóng quế mà ôm khư khư lấy danh hiệu hay sao?

Ông Kiên cho biết thêm: “Theo tôi, mọi thứ đều phải có một chuẩn mực nhất định. Nếu càng tôn cao phẩm chất thì danh hiệu ấy càng có giá trị. Ngược lại nếu hạ dần phẩm chất đi thì danh hiệu ấy lại giảm giá trị đi.

Ngày xưa chúng ta đề nghị phải có 3 con, giờ lại hạ xuống 2 con liệt sỹ thì được xét tặng. Nhưng thời bình đã vậy, còn thời chiến tranh thì thế nào? Bây giờ trong thời bình, khi phong tặng gần hết rồi chúng ta lại mở rộng thêm. Nếu giải quyết ào ạt như vậy lúc đó sẽ thế nào?”

Nghe mà lạnh hết cả người. Con dân chúng tôi đẻ ra, máu thịt của chúng tôi, nguồn hy vọng sống của cuộc đời chúng tôi, đã dâng cho Tổ quốc không một lời đòi hỏi. Thế mà giờ đây, Cục người có công lại còn lo phải “giải quyết ào ạt” thì giá trị danh hiệu giảm đi?

Tôi xin phép không còn lời nào để nói thêm được nữa. 

————-


Đăng nhận xét

0 Nhận xét