CỨU LẤY CÁI LOA - KỲ I: TÁC DỤNG

Hoàng Đức@
Anh vừa lừa lên mạng đọc báo điện tử về mà mất hết cả sự tinh tướng rồi các anh em ạ. Ngày trước đọc báo xong thì chém gió phần phật vì báo chí họ kiểm duyệt tin kỹ lắm, còn hiện nay nghe theo chúng nó thì có mà "đổ thóc giống ra mà ăn".


Anh khuyên mọi người lên mạng đọc tin mới để cập nhật, tự phân tích logic, sâu chuỗi các sự kiện, vụ việc kết hợp với lý thuyết cứng và kinh nghiệm sống từ đó tổng hợp, đưa ra nhận định theo cách ấy sẽ có chính kiến riêng của mình một cách đúng đắn hơn mấy tay nhà báo rỏm kia. Giờ đây anh rất sợ không dám đọc mấy bài viết phân tích vấn đề xã hội trên báo điện tử vì nếu đọc anh sẽ bị lũ "Kền kền", lũ "Lều báo cho ăn quả đắng". Chẳng cần đâu xa, mấy vụ án mạng mới đây thôi Bộ TTTT đã chẳng có báo cáo  rằng mấy tờ báo tận dụng đến từng chi tiết, từng manh mối, thậm chí sáng tạo ra mấy chứng cứ nghi vấn thêm, cạo bằng các nếp nhăn để suy luận "phá án" giúp cơ quan điều tra đó sao. Những vụ việc như: DLV, thay thế cây xanh, hợp pháp hóa mại dâm, tuyên truyền thông tin về một quốc gia A từ nguồn tin lấy ở đài một nước thù địch của quốc gia B, chuyện đăng tải những bài "Sốc - Sex - Sến"...và cả triệu cái lỗi sai đùng đoàng ra, mấy cái đó anh bất bình lắm mà chẳng nói, vì nói thì mấy nhà nhiều chữ ấy bảo anh là Chí Phèo, họ sẽ nghĩ chắc trừ nó ra nên anh chỉ xin tặng cho mấy chữ: "Nông cạn, thiếu thực tế, tự diễn biến và vô liêm sỉ"

Anh nói vậy chứ mọi người đừng xem anh nói là đúng 10/10, đừng để anh sỏ mũi dắt đi như đám bò dư luận ngoài kia mà hãy bình tĩnh mà suy xét vì có những tờ báo uy tín, vẫn giữ được bản lĩnh trong thời buổi "Tiền là tiên là phật, là sức bật của lò xo, là thước đo lòng người, là nu cười của tuổi trẻ, là sức khỏe của dê già be be ..." hãy nêu lên cái phản biện của mình chứ đừng vội đồng thuận như tín đồ, có như vậy xã hội này mới tiến bộ lên được. Có những tờ báo giữ được uy tín vì sao, vì người đứng đầu của họ không gây áp lực tin bài cho phóng viên, người đứng đầu họ có cây bút sắc kiểu "đâm mấy thằng gian bút chẳng tà", có cái tâm trong sáng, sâu sát với công việc cộng với cái tầm lãnh đạo thì bên dưới sao mà dám làm láo, làm bậy. Anh nói vậy, các chú học nhiều biết rộng chắc hiểu được điều anh nói, nhỉ?

Trên đây nó là vấn đề lớn, là chiến lược, là một phần của "Đại cục" nên anh chưa kết luận vội, anh sẽ viết từ cái nhỏ đến cái to để khi nào đấy sẽ có bài tổng kết lại để đánh giá hầu các anh em, chuyện hôm nay muốn nói là về cái "Loa phường", đó chính là cái loa phường các anh em ơi. Cái loa phường chắc các bác chẳng lạ gì, đâu đó chắc hẳn các bác cũng bắt gặp cái loa méo mó, treo tót trên cao nhìn cà tàng mà nó đem lại cho ta những giá trị quý báu. Ấy thế mà nó lại bị cả một dàn mấy tờ báo điện tử đông người đọc nhất nhì đất nước này ép nó phải chết, và liệu nó có chết một cách đầy tức tưởi? đọc bài báo kết tội nó, đêm về anh chằn trọc chẳng yên khiến con vợ nó mắng vì để nó nằm một mình thở trúc than ngô một mình. Anh lại phải dừng suy nghĩ và trở về với cái máng lợn cũ của mình Hí hí

Đó là hai bài báo tại ĐÂY và TẠI ĐÂY 

Theo hai bản án dành cho "Loa phường" thì nguyên nhân chính khiến nó bị kết tội là đo "Lạc hậu", "gây ảnh hưởng đến người dân" và quan trọng hơn là nó "đã hết sứ mệnh lịch sử". Trước hết, chưa phản pháo hai bài báo vội mà anh sẽ chỉ ra một số lợi ích từ cái thiết bị mà hai tác giả cho rằng đang làm phiền cuộc sống của họ và mọi người:

- Thứ nhất, theo để ý mỗi tỉnh, thành phố, quận, huyện, thị trấn, xã, phường thậm chí là mỗi thôn ta sẽ thấy hầu như ở đó đều có một chiếc loa để thông tin cho mọi người dân những thông tin, tin tức (từ miền quê Kinh Bắc đến Hà Nội, Tuyên Quang hay giờ là Tp.HCM). Ở quê, mỗi khi có việc làng, họp các cụ, phụ nữ, họp đoàn, chi bộ, phổ biến nghị quyết, hội hè đến những việc thông báo việc mất trâu bò ... thì trưởng thôn đều ra nhà văn hóa bắc loa mà gọi, nhiều khi mở cả chương trình trực tiếp họp hội đồng nhân dân xã, họp quốc hội khiến mọi người người trong thôn nức nở. Cũng chính từ việc ấy mà trong nhiều lần họp tiếp xúc cử tri, lấy ý kiến dự thảo nghị quyết hội đồng xã hay việc bầu cử nhân sự người dân đều nắm thông tin để tham gia đưa ý kiến, góp ý, phê bình. Đó chính là công dụng thứ nhất góp phần dân chủ hóa đời sống xã hội.

Ở Hà Nội người ta ngồn ngang với công việc mưu sinh, cái loa móp là người bạn thông báo cho người ta biết hôm nay họp phường, họp quận, hôm nay có đợt tiêm chủng vắc xin, hay được nghe chương trình của lãnh đạo trả lời đơn thư, tăng thuế, giảm thuế, giảm giá mặt hàng...Người Hà Nội nhiều người là trí thức, văn minh nên nhu cầu thông tin còn cao hơn nhiều lần so với mặt bằng chung, đặc biệt là vấn đề chính trị, công việc, và những chính sách xã hội. Thời gian cho công việc nhiều khiến họ ít có thời gian cho việc lên mạng hay đọc báo. Vậy loa phường chính là một kênh thông tin hữu ích đến mỗi công dân thủ đô trong việc tiếp nhận thông tin.

- Thứ hai, những chương trình giải trí trên mục phát thanh ngày càng đa dạng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân. Các anh chị đều biết văn hóa, văn nghệ là một trong các phương thức thúc đẩy con người lao động hăng say sáng tạo, phát huy lòng yêu nước của nhân dân. Thật vậy, càng lên những cấp cao thì những chương trình ấy ngày càng tỏ ra chuyên nghiệp. Ở địa phương, cụ thể là cấp thôn, cấp xã, cấp huyện những chương trình ấy đơn giản là những ca khúc đưa lại trên mạng, trên các đài truyền thanh cấp cao hơn nhưng vẫn đảm bảo được yếu tố cần và đủ cho tuyên truyền những mục tiêu đã nêu trên, đó là văn hóa và lòng yêu nước. Những ca khúc được truyền thanh đó là những ca khúc ca ngợi quê hương, đất nước, các vị anh hùng chứ không tào lao đưa mấy ca khúc của mấy cô ca sĩ hát thì ít mà khoe đ** thì nhiều trên các trang mạng, thậm chí là ở mấy tờ "Báo điện tử".

Cũng nhờ cái loa móp mà các bản nhạc vô tình đi cùng năm tháng, các anh chị nghe những làn điệu dân ca đặc sản của mỗi miền quê hương: hò vĩ dặm, đờn ca tài tử, dân ca quan họ, ca trù, những điều khèn, sáo dân tộc... về thủ đô các anh chị được nghe giới thiệu phố cổ, được nghe "Hà Nội đó niềm tin yêu hi vọng..." , "Hà nội mùa này vắng những cơn mưa....", " Hà Nội mùa thu cây cơm nguội vàng cây bàng...lá đỏ, nằm kề bên nhau phố xưa nhà cổ mái ngói thâm nâu..."... nghe xong chắc hẳn mọi người đều có một cảm xúc đó là "Tự hào" về nét văn hóa, về đất nước mình. Vậy thì, loa ấy có phải là một công cụ giúp chúng ta tuyên truyền, gìn giữ văn hóa cho dân tộc hay không?

- Thứ ba, từ cái loa phường mà các mẹ, các chị, các em và chúng ta đang vi vu ngoài đường bỗng từ đâu lọt vào tai được những kiến thức về sức khỏe, về kinh nghiệm sống, về cách sống thế nào cho khoa học bởi vì THỜI GIAN cho các anh chị nghe đài, đọc báo hay xem tivi trong thời buổi tuy nói là "văn minh thông tin", "cách mạng công nghệ" này là rất ít, nói khác theo chủ quan cá nhân thì nếu có thời gian các anh chị cũng chẳng chịu tìm hiểu những việc ấy mà sẽ vào các trang làm đẹp, mua sắm, khuyến mại, ...(đó là chưa tính đến chuyện các anh chị vào mấy web đen xem phim đen phim đỏ,cộng thêm việc tìm hiểu thông tin trên cái mạng nhện do các "nhà báo tốt bụng" giúp chúng ta tìm hiểu lại có không ít bài phản khoa học và thiếu căn cứ xác đáng). Nhiều lần nhờ cái loa mà tớ biết con gái thích cái gì từ đó hiểu và thông cảm cho họ hơn, làm sao để chăm sóc sức khỏe cho mình, cho người thân, ứng xử sao cho phù hợp nhất. Đó là cái tác dụng thứ ba.

- Thứ tư, từ  mỗi bản làng xa xôi, nơi vùng núi hiểm trở, hay vùng bà con quanh năm lênh đênh sông nước, đến chỗ bà con sống tập trung lại thành từng làng nhỏ đến khu đô thị lớn ...thì cái loa móp ấy giúp bà con theo dõi được thông tin, biết được ngày mưa ngày nắng và đặc biệt hơn là biết được cuộc sống của mình đang ở mức nào đối với xã hội để đó để phấn đấu, học hỏi kinh nghiệm qua những cái loa như thế.

- Thứ năm, những cái loa cũng đã tạo được công ăn việc làm cho bao người. Dù đó là con cháu xếp lớn, người dân lao động thì đó cũng chính là tạo công ăn việc làm cho người dân, chưa nói tới sâu sa rằng việc tiết mục quảng cáo còn giúp các doanh nghiệp, ca sĩ được quảng bá, tăng thu nhập của mình. Thu nhập của họ tôi nghĩ không bằng nửa số lương của các bạn và họ vẫn làm, chẳng lẽ đó là việc xấu. Có vi phạm pháp luật? thưa không!; Có vi phạm đạo đức? hoàn toàn không !...Vậy đó là việc tốt chăng? vâng, đúng thế. Đem thông tin đến cho mọi người thì đó là việc tốt, lại thêm cả lợi ích cho kinh tế đất nước.

Vậy là theo họ những công dụng của loa phường ngày nay đã hết có phải vậy không?




Đăng nhận xét

0 Nhận xét