TRƯỜNG SA - HÃY CẢNH GIÁC KHI TRUNG QUỐC TẬP CHIẾM ĐẢO





LâmTrực@

Suốt hơn tháng qua, và cũng có thể là lâu hơn, Trung Quốc liên tục diễn tập chiếm đảo. Nội dung thực sự của việc diễn tập chiếm đảo nào lẽ diên nhiên được giữ kín. Điều này phản ánh âm mưu thôn tính các đảo trên biển của Bắc Kinh, trong đó không loại trừ Trường Sa cảu Việt Nam. 

Sẽ chẳng còn gì để nói tiếp nếu như Trường Sa rơi vào tay Trung Quốc. Đây là nỗi lo không của riêng ai, rộng hơn là nỗi lo của cả cộng đồng quốc tế, vì nó liên quan trực tiếp đến tuyến giao thông huyết mạch tới khắp năm châu bốn biển. Đối với người Việt, nếu điều đó xảy ra, có lẽ là điều tệ hại nhất, bởi Trung Quốc đã rào chắn lối ra vào nhà của chúng ta.

Nhắc đến chuyện tập chiếm đảo, báo chí, truyền thông Việt Nam lẫn thế giới (trong đó có Trung Quốc) gần tuần nay đều chú ý đặc biệt tới việc nhà cầm quyền Bắc Kinh ra lệnh cho quân đội liên tiếp tổ chức những cuộc tập trận đổ bộ, chiếm đảo. Không nói rõ tập ở vùng biển nào (mãi đến chiều 18.10 thì nói là vùng biển... Hoa Đông), trên đảo nào, định chiếm đảo nào... nhưng gây không khí rất căng thẳng, lo ngại. Diễn đạt kiểu các nhà ngoại giao Mỹ thì là cực kỳ quan ngại. Cuộc tập trận chưa diễn ra, nên chưa thấy Việt Nam bày tỏ ý kiến trên trường quốc tế. Tuy nhiên, cứ qua cách  diễn đạt của báo giới thì có thể tạm hiểu lãnh đạo Trung Quốc đang nhăm nhe đảo Điếu Ngư/Senkaku, tức là sẽ có thể xảy ra đánh nhau với Nhật Bản. Biết đâu sẽ có cuộc chiến tranh Trung - Nhật lần thứ 3 (lần 1 năm 1894, lần 2 năm 1937) mà kẻ châm ngòi vẫn cứ là Trung Quốc.

Không biết sự thật Trung Quốc định chiếm đảo nào, nhưng họ ráo riết tập trận chiếm đảo là chuyện có thật. Tuy nhiên, theo ý kiến cá nhân, việc tập dượt này chỉ để chiếm Senkaku, cũng không phải bãi cạn Scarborough của Philippines, mà chiếm Trường Sa của Việt Nam.

Ai cũng biết lòng tham vô đáy của Trung Quốc, và hiện tại, sức mạnh Hải quân của họ cũng đáng nể. Trong bối cảnh Hải quân Nhật cũng không thể xem thường. Nên Bắc Kinh họ sẽ không dại gì đối đầu với Nhật Bản, nhất là trong vai kẻ gây chiến. Vì Nhật quá mạnh, cả tiềm lực quân sự, kinh tế lẫn uy tín trên trường quốc tế. Hải quân, không quân Nhật dù trong bao nhiêu năm bị ép vào danh nghĩa đơn thuần để phòng vệ nhưng ai cũng hiểu nó ghê gớm đến mức nào. Và luôn sát cánh chia bùi sẻ ngọt với Nhật là ông bạn vàng Hoa Kỳ. Chọc vào tổ ong Nhật tức là giỡn mặt Mỹ, là đùa với lửa. Mở cuộc chiến tranh với Nhật, Trung Quốc sẽ thua bẽ mặt, trong khi họ đang cần thắng, vì vậy Trung Quốc không ngu và điên cuồng tới mức chiếm Điếu Ngư của Nhật. Đến đây, Lâm Trực mượn lời ông Nguyễn Thông: "Vả lại, cái hòn đảo đá Điếu Ngư/Senkaku ấy, nếu có tranh giành cũng chỉ mang ý nghĩa khẳng định chủ quyền. Nếu thắng, lấy được đảo, chả dễ gì giữ được, nói chi khai thác tài nguyên. Rồi sa lầy, rút không ra thì khốn. Mở đường bành trướng, mở cửa lên phía đông còn khó hơn cả đường vào nước Thục, đành tìm lối khác". Ông bạn tôi, nhà báo Đỗ Hùng bảo rằng "đối với Tàu cộng, chỉ còn cách nam tiến, tràn xuống biển Đông".

Vậy có phải bãi cạn Scarborough của Philippines? Chiếm bãi cạn Scarborough ư, chuyện nhỏ. Lấy lúc nào chả được, dù Philippines đang ve vãn Mỹ, cầu cứu Mỹ bảo hộ, thậm chí nhanh nhảu cho Mỹ sử dụng lại căn cứ hải quân hoành tráng Subic, có thể sắp tới cả căn cứ không quân Clak, hớt tay trên việc Mỹ nhăm nhe vào Cam Ranh của Việt Nam. Nhưng trên cục diện toàn cầu, với một anh tôn thờ giá trị thực dụng như Mỹ thì Philippines cũng chả là cái đinh gì. Bài học chính quyền Sài Gòn Nguyễn Văn Thiệu còn sờ sờ ra đó. Do đó, mục tiêu chiếm đảo của Philippines không phải là hiện thực.

Trên thực tế, khu vực biển Đông, Trung Quốc đã chiếm được Hoàng Sa của Việt Nam từ năm 1956 và 1974. Họ đã tìm đủ phương cách để hợp pháp hóa vùng đảo vùng biển này, mặc cho Việt Nam liên tục khẳng định chủ quyền không thể chối cãi. Dường như dư luận quốc tế, kể cả Liên Hiệp Quốc, cũng không mấy quan tâm trước sự đã rồi, không thừa nhận của Trung Quốc nhưng cũng chẳng mặn mà bênh vực cho Việt Nam. Những cuộc hội thảo quốc tế tổ chức ở Pháp, Mỹ, Canada, Singapore và mới đây nhất là ở Pháp về đường lưỡi bò, Hoàng Sa, Trường Sa đã có những giá trị nhất định trên phương diện Ngoại giao và Luật pháp Quốc tế. Nhưng chỉ bấy nhiêu thôi, chưa đủ để Trung Quốc thay đổi thái độ hung hăng hiếu chiến của họ. Thực tế, Trung Quốc đã triển khai nhiều căn cứ quân sự quanh vùng biển này và thiết lập hệ thống bảo vệ, tác chiến bao quát cả khu vực, tầm vươn tới không chỉ là Trường Sa của ta. Do vậy họ sẽ không từ bỏ lợi thế đó để vướng vào câu chuyện ngoại giao giải quyết tranh chấp, mặc dù tôi tin rằng, Việt Nam đang đi đúng trong việc giải quyết tranh chấp lãnh thổ bằng con đường Ngoại giao và Pháp luật quốc tế.

Hãy gác chuyện Ngoại giao sang một bên, mà xét về tương quan lực lượng. Đây là điều mà chúng ta có lý do để lo lắng. Sức mạnh hải quân, không quân Việt Nam dù đã tăng lên rất nhiều so với trước nhưng đọ cùng Trung Quốc quả là chênh lệch. Việt Nam có truyền thống lấy yếu thắng mạnh, lấy ít địch nhiều nhưng đó là trong những cuộc chiến tranh cổ điển, thông thường. Chiến lược quân sự hiện nay, lấy ít địch nhiều được hiểu theo nghĩa rộng hơn, là ngồi xa đánh vào, lấy phương tiện kỹ thuật hiện đại để thắng số đông con người, vì thế chiến thuật lấy yếu thắng mạnh xưa kia khó phát huy trong chiến tranh hiện đại. Một điểm mạnh của người Việt là lòng yêu nước thương nòi, tinh thần đoàn kết trong chiến tranh bảo vệ đất nước. Tuy nhiên, nhiệt tình trong chiến tranh hiện đại, trong bối cảnh thiếu tiềm lực thì lợi thế này cũng khó phát huy. 

Toàn thể giới biết, Trung Quốc biết rõ Việt Nam hoạt động khai thác hợp pháp trên vùng biển thuộc chủ quyền của mình, lý thuộc về Việt Nam nhưng Trung Quốc, như nhiều lần trong lịch sử, cóc cần lý, chỉ cần dầu mỏ. vì dầu mỏ, họ không thể kiên nhẫn thêm được nữa.

Trong quan hệ Quốc tế, Trung Quốc đang là một nước lớn. Lịch sử đã hơn một lần họ thành công trong việc bắt tay với Mỹ. Trong trường hợp, Trung Quốc đi đêm với Mỹ, chỉ cần cam kết sẽ không ảnh hưởng đến quyền lợi của Mỹ, bảo đảm tôn trọng tự do hàng hải trên biển Đông..., nhận được  cái gật đầu của Mỹ là khởi sự. Cá nhân tôi cho rằng trong vô vàn đám hỏa mù do các bên tung ra thời gian qua, tín hiệu đã được phát đi rồi và Bắc Kinh đang thực hiện ý đồ của họ đối với Trường Sa.

Ai cũng biết Trung Quốc xưa nay rất giỏi thủ đoạn đánh lừa, cũng có thừa sự gian sảo và tàn độc. Do đó cảnh giác trước kẻ vừa đầy dã tâm, vừa đầy thủ đoạn như thế cũng chẳng thừa.

Hãy chủ động bảo vệ Trường Sa.

Đăng nhận xét

0 Nhận xét