ĐÔI LỜI VỚI TRẦN VŨ HẢI VÀ BẢN ĐỀ NGHỊ THÀNH LẬP & THAM GIA ĐẢNG ...

@ HOÀNG ĐỨC
Là một công dân khi đọc được bài  ĐỀ NGHỊ  CHO Ý KIẾN VỀ VẤN ĐỀ
DƯỚI GÓC ĐỘ PHÁP LUẬT của luật sư Trần Vũ Hải tôi có mấy lời với bọ thế này :



Thời gian mấy ngày gần đây ông Lê Hiếu Đằng có liên tiếp viết các bài có nội dung kêu gọi thành lập một đảng mới " đảng dân chủ xã hội " gì đó  bài viết đó tại đây  . Sau khi những bài viết đó được các báo "lề trái " tung ra thì ngay lập tức bọ (Trần Vũ Hải) có bài ăn theo trên kia , tôi không biết bọ là một luật sư tài giỏi thế nào mà bọ nhắm mắt làm ngơ trước những kiến thức về pháp luật sơ đẳng hay sự ngây ngô về chính trị một  cách mù quáng ! 


Các ý kiến :
"1. Không có điều khoản nào trong Hiến pháp và các luật của Việt Nam cấm công dân Việt Nam thành lập và tham gia một chính đảng khác ngoài ĐCSVN.


2.  Tuy nhiên, Điều 79 Bộ luật Hình sự có quy định trừng phạt người nào hoạt động thành lập hoặc tham gia tổ chức nhằm lật đổ chính quyền nhân dân. Như vậy, việc thành lập hoặc tham gia vào một đảng không nhằm lật đổ chính quyền nhân dân sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điều luật này. Nói cách khác, hoạt động thành lập và tham gia vào một đảng không nhằm lật đổ chính quyền sẽ không được coi là bất hợp pháp."

Như vậy điều 79 kia đã gián tiếp cấm việc thành lập các đảng phái chính trị rồi phải không , thưa bọ ?

Bọ nói " Như vậy , việc thành lập hoặc tham gia vào một đảng không nhằm lật đổ chính quyền nhân dân sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điều luật này " , trước  hết xin nói với bọ rằng" Đảng phái " dù muốn hay không nó cũng đại diện cho quyền lợi của một giai cấp , tầng lớp hoặc một nhóm người nào đó ...Nó được lập ra để đấu tranh giành quyền lực chính trị hay nói cách khác nó sẽ đấu tranh cho " quyền lợi " của giai cấp , lực lượng , nhóm , tầng lớp ...mà nó đại diện . Chẳng có đảng phái nào là phi chính trị cả thưa bọ , đảng phái nào lập ra cũng đều muốn có phạm vi ảnh hưởng có một vị trí nhất định trong chính giới của một quốc gia , vậy như bọ nói làm thế nào để nó lôi cuốn được lực lượng ủng hộ ? tất nhiên phải bằng các hành động chính trị rồi phải không ?  chẳng bao giờ người ta tự tin và theo một đảng phái không có mục tiêu rõ ràng về chính trị ,  giả sử khi nó thắng cử ở một địa phương hay nó nắm được quyền lực ở một số cơ quan quan trọng thì nó đã có nguy cơ đe dọa sự cầm quyền của chính quyền nhân dân hay chưa ?

 Khi đó các bọ không thể chối bỏ là mục đích của các bọ không hề muốn lật đổ chính quyền nhân dân mà điều đó các bọ bắt buộc phải hiểu và nắm rõ vì các bọ là người bình thường có năng lực hành vi , cái đảng mà bọ nói nó không nhằm chống chính quyền nhân dân vậy là sẽ không có mục tiêu chính trị rồi vậy thì đảng đó lập ra làm gì đây ? và có cần lập không ? lập tuyên truyền cho công việc làm ăn của bọ à ? có trời mới biết bọ nghĩ gì để bọ tự cung vậy ...Vậy cái sự ngây ngô này của bọ là thật hay giả vì là một luật sư thì nhận thức chính trị non thế thì đòi làm lật sư thế nào  ? 


Trong ý kiến 3 và 4 của bọ có sự mâu thuẫn rồi bọ ạ ! Mâu thuẫn ở chỗ bọ đánh lận con đỏ con đen là :" về nguyên tắc đảng là một hội chính trị " , bọ đánh lận rồi bọ cho rằng :"Thành lập và tham gia một chính đảng là thực hiện quyền về lập hội, hội họp. Điều 69 Hiến pháp ghi nhận: Công dân có quyền ....hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, Điều 22 Công ước về các Quyền Dân sự và Chính trị năm 1966 quy định:Mọi người có quyền tự do lập hội với những người khác, kể cả quyền lập và gia nhập các công đoàn để bảo vệ lợi ích của mình.  "  " . Bọ giỏi quá ai nói với bọ hay quy định nào của pháp luật quy định hay có nhắc điều liên quan rằng " Đảng là một hội chính trị " ? thưa bọ ngay ở bên dưới bọ nói "

4. Pháp luật nhiều nước phân biệt giữa đảng phái chính trị và hội. Bộ luật Dân sự Việt Nam (Điều 100) quy định có các loại pháp nhân như: (i) tổ chức chính trị; tổ chức chính trị - xã hội; (ii) tổ chức chính trị  xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp; (iii) tổ chức khác. Không có quy định rõ trong Bộ luật Dân sự hội thuộc loại pháp nhân nào trong 03 loại pháp nhân trên" . Đó bọ thấy chưa " nguyên tắc " mà bọ nhắc tới đâu có khẳng định cho bọ rằng "đảng là một hội chính trị " Bọ cứ suy nghĩ hàm hồ chủ quan rồi thể hiện sự nguy hiểm như thế thì nhiều người bị cái danh " Lật sư " của bọ làm hoa mắt tin theo đấy ! Nếu đây là sự nghiên cứu mà bọ nói thì bọ quá LV như teen hay nói . Cũng thưa với bọ luôn Đảng không những là một tổ chức chính trị mà còn là một tổ chức chính trị đặc biệt , là một đảng cầm quyền thưa bọ , đảng ấy phục vụ lợi ích của nhân dân của đất nước chứ không như đảng mà bọ muốn lập nó chẳng có mục đích chính trị gì cả ! 


               

Càng đọc bài viết của bọ tớ thấy ngày càng chuối , Bọ nói :
"9. Tổ chức chính trị theo Bộ luật Dân sự thuộc đối tượng nào trong 02 loại pháp nhân được thành lập nêu trên? (Đảng có phải xin phép thành lập từ Nhà nước hay không?)Điều 88 khoản 1 Bộ luật Dân sự quy định : Trong trường hợp pháp luật quy định pháp nhân phải có điều lệ thì điều lệ của pháp nhân phải được các sáng lập viên hoặc đại hội thành viên thông qua; điều lệ của pháp nhân phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận trong trường hợp pháp luật có quy định.
Như phân tích ở trên, không có luật nào quy định về thành lập, tham gia tổ chức chính trị ngoài Bộ luật Dân sự. Do đó, đảng (tổ chức chính trị) có cần điều lệ hay không và điều lệ này phải được một cơ quan Nhà nước công nhận hay không sẽ căn cứ chính những điều khoản trong Bộ luật Dân sự.

Trong khi loại pháp nhân (ii) nêu trong mục 4 trên được quy định tại Điều 104 Bộ luật Dân sự (pháp nhân là tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp), theo đó pháp nhân loại này được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập, công nhận điều lệ, thì điều 102 Bộ luật Dân sự quy định về loại pháp nhân là tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội chỉ quy định phải có điều lệ, nhưng không quy định cơ quan nhà nước công nhận điều lệ và  cho phép thành lập đối với loại pháp nhân này. Như vậy, tổ chức chính trị (và tổ chức chính trị - xã hội) phải có điều lệ nhưng không cần cơ quan nhà nước nào công nhận điều lệ, cho phép thành lập. Thực tế, ĐCSVN đã hoạt động như vậy, điều lệ của Đảng này sửa đổi nhiều lần nhưng không cần cơ quan nhà nước nào công nhận việc sửa đổi vì không có điều khoản của văn bản pháp luật nào (kể cả Bộ luật Dân sự) quy định phải có thủ tục công nhận từ Nhà nước. Nói cách khác pháp luật Việt Nam (cụ thể là Bộ luật Dân sự) quy định:đảng phái (tổ chức chính trị) là loại pháp nhân được thành lập theo sáng kiến của tổ chức cá nhân (không thuộc loại thành lập theo quyết định của cơ quan Nhà nước), không phải xin phép thành lập, điều lệ không cần Nhà nước công nhận nhưng phải được các sáng lập viên hoặc đại hội thành viên thông qua. "
Nực cười quá câu hỏi của bọ làm chúng tớ cười đau cả ruột , bên trên bọ bị tớ chê là non kém về chính trị , dốt về luật ...Thật lòng tớ chẳng muốn chê bọ thêm đâu nhưng nói thật chứ bọ dốt cả về lịch sử nữa bọ à , mà bọ dốt thật " Đảng có phải xin phép thành lập từ nhà nước hay không ?" , câu hỏi này của bọ đặt vào hoàn cảnh lịch sử những năm 1930 thì bọ sẽ có câu trả lời , xin phép kẻ xâm lược đất nước thành lập tổ chức để đánh đuổi lại chúng thì ai nghe bọ nhỉ ? là bọ bọ có nghe không ? Nó cũng có khác chi Bọ xin phép chủ nhà để tớ vào nhà tớ giết người này người kia của nhà đó ? Thêm một cái dốt nữa của bọ này nếu điều lệ của đảng khi ban hành (tính luôn cho bọ là thời kì độc lập rồi nhé) thì đảng là đảng cầm quyền , thực hiện cơ chế đảng lãnh đạo tuyệt đối trực tiếp toàn diện , đảng cử những cán bộ đảng viên ưu tú của mình vào các vị trí trong cơ quan nhà nước , như bọ nói khi điều lệ ra thì xin phép khác chi là " vừa đá bóng vừa thổi còi" ? như vậy thì sẽ không hay lắm phải không bọ ? 
Mà bọ đừng đánh đồng mọi thứ theo chủ quan của mình nữa nhé ! Tớ buồn cho các nhà tự xưng là " đấu tranh cho dân chủ " như bọ lắm đấy , kẻ thì giao cấu với trẻ em dưới 16 tuổi ( Dung akudu) , kẻ thì xấc xược ( Bùi Hằng , Chí Đức ) , bố láo (Uyên , Kha ) , ăn cháo đái bát như ....thôi có mà kể hết ngày . Tổng kết lại ngu thì đừng nguy hiểm bọ nhé  ! vì vài đồng $ ngoại bang có lên không ? 
                                                                                               

Đăng nhận xét

2 Nhận xét

  1. Chào đồng chí @Hoàng Đức,
    Đồng chí viết bài hay lắm, đọc bài đồng chí lòng tôi cứ thổn thức nhớ lại hàng triệu thanh niên như những con thiêu thân lao vào tuyến lữa, thịt da xương máu các anh oan khiên hóa hình tượng anh hùng bạt ngàn Trường Sơn. Người dân nước Việt, ai ai không yêu thương lấy vài thứ xung quanh mình, như yêu quê hương, cha mẹ, bạn bè ... và những người đã khuất. Xa hơn nữa, mù quáng hơn nữa yêu cả Bờ Hồ.

    Đồng chí cho tôi hỏi:
    Khi bị nhân dân công nhận ai đó tôi bán nước bán đất có chứng từ hợp pháp thì kẻ đó phải bị nhục hình như thế nào nhỉ?
    Chúc đồng chí an toàn lý tưởng và có con đường "vinh quang soi đường" rõ rệt đúng bản chất người có chí khí.

    Trả lờiXóa
  2. Hoàng Đức xin cảm ơn bạn ! Tuổi trẻ có sức thì ta sẽ luôn cống hiến cho đất nước
    Hoàng Đức xin trả lời câu hỏi của bạn rằng :
    - Khi bị nhân dân công nhận là kẻ bán nước , bán đất mà có " Chứng cứ " hợp pháp thì trước hết phải chịu những hình phạt từ pháp luật , tùy theo mức độ mà chịu hình phạt tù , tử hình , ... Những tội đều được cụ thể hóa trong bộ luật hình sự năm 1999
    - Thứ hai , ngoài pháp luật kẻ đó còn chịu những dư luận từ xã hội , những ảnh hưởng từ đạo đức cá nhân của họ nữa
    Cảm ơn bạn !

    Trả lờiXóa

Cảm ơn, chúc bạn vui vẻ !