ĐÔI LỜI VỀ BIỂN ĐÔNG

[Vũ Xuân Quyết-CT03]

Tranh thủ hôm nay mát trời,lúa mới cấy nên tôi tranh thủ cầm điện thoại tành tạch chút về cái vụ Biển đông,vụ này không mới nhưng mấy bác nông dân làng tôi vẫn đang bàn tán khá là sôi nổi. Dưới góc nhìn của anh nông dân tay cày tay cấy tôi xin đưa ra quan điểm để mấy bác cùng nhận xét,thấy đúng thì share dùm tôi vài cái cho dư luận họ an lòng.

Đầu tiên là câu hỏi mà người dân lo ngay ngáy,mất ăn mất ngủ cả ngày lẫn đêm : CÓ XẢY RA CHIẾN TRANH KHÔNG ?
Tôi khẳng định rằng trong tương lai gần,tức là khoảng 10 năm nữa trở lại KHÔNG THỂ xảy ra chiến tranh Trung-Việt được.
Có 3 yếu tố,thứ nhất về chính trị. Quan hệ VN-TQ gần đây đang ngày càng cải thiện,các chuyến thăm của lãnh đạo 2 nước diễn ra thường xuyên và hiệu quả. Việt Nam luôn chủ trương hòa bình vì vậy nếu động binh đao thì TQ sẽ là người phải động trước. Ai cũng biết Tại khu vực Biển Đông, hiện nay có ba nước tồn tại bất đồng lớn nhất với Trung Quốc về lãnh hải và hải đảo là Việt Nam, Philippin và Malaixia, trong đó Việt Nam là hàng đầu. Vì thế, khả năng bùng nổ xung đột quân sự tại khu vực biển Đông chỉ có thể là Trung Quốc tấn công quân sự chiếm các đảo, bãi mà Việt Nam đang kiểm soát tại quần đảo Trường Sa (Trung Quốc gọi là Nam Sa). Còn khả năng Trung Quốc và Malaixia nổ ra xung đột quân sự do tranh chấp đảo Layan ( Hoa Lau) trong tương lai gần, cơ bản bằng không. Thế nhưng họ mà "rút kiếm" đồng nghĩa với xóa sổ luôn hình tượng hòa bình,hữu nghị mà họ kì công xây dựng suốt 20 năm qua(mặc dù về cơ bản họ cũng xóa gần hết rồi).
Hệ quả là sự cảnh giác của Ôxtrâylia, Mỹ, Nhật Bản và cả Hiệp hội các nước Đông Nam á (ASEAN) đối với Trung Quốc sẽ tăng cao. - Gần đây, hợp tác và trao đổi quân sự giữa Mỹ với ASEAN và Việt Nam đã có những bước tiến lớn,cùng với đó "ông anh Nga" cũng đang tỏ ra rất lo lắng cho "ông em" Việt Nam. Một khi Trung Quốc áp dụng hành động quân sự, dư luận và báo chí chính thức của Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản và các nước phương Tây khác sẽ đứng về phía Việt Nam. Mỹ, Ấn Độ và Nhật Bản sẽ cung cấp cho Việt Nam tình báo và hậu cần quân sự . Bên cạnh đó, “Học thuyết quân sự mới” của Ôxtrâylia cho rằng biển Đông chính là “biên cương lợi ích” của Ôxtrâylia sẽ có cớ phát triển.
Một khi chiến tranh bùng nổ, sẽ thúc đẩy nhanh hơn sự thành lập chính thức của tập đoàn “NATO biển Đông”,tạo ra căn cứ hợp pháp để Mỹ can thiệp quân sự trực tiếp, một điều mà không ai muốn !
Hơn thế, tại khu vực này, tồn tại “Hiệp ước đồng minh Mỹ - Xinhgapo - Ôt trâylia”(dùng tiếng việt cho dễ) và từ sau năm 1995, Mỹ cùng với 6 nước ASEAN là Philippin, Thái Lan, Xinhgapo, Malaixia, Inđônêxia và Bruney tổ chức cuộc diễn tập quân sự hàng năm mang tên “Karat”, được mệnh danh là “Tập đoàn Karat” và trên thực tế đã trở thành quan hệ “chuẩn đồng minh”.
Quần đảo Trường Sa hiện nay, có một số đảo nằm sát bờ biển Malaixia, có một số đảo gần đường trung tuyến Việt Nam - Malaixia, cách Trung Quốc xa như vậy, nói là của TQ thì ai ngửi nổi. Do vậy, khi Trung Quốc áp dụng hành động quân sự, hình tượng quốc tế của các nước hữu quan, nhất là Việt Nam sẽ tốt hơn nhiều so với Trung Quốc, theo đó các nước lớn châu Âu, thậm chí cả Mỹ và Ấn Độ sẽ cùng đưa ra đề nghị cung cấp vũ khí cho Việt Nam, khiến cho nhân tố thiên thời và nhân hòa là bất lợi đối với Trung Quốc.

Về chính trị đã khó như vậy rồi chẳng có ông nào Ngu mà đánh đấm Việt Nam nhà mình để phải bị mấy ông bạn và mấy ông lái buôn khác vùi dập đâu. "Song quyền nan địch tứ thủ".
Nhưng nếu TQ nhất định đòi tỏ ta anh hùng,nhất định đòi bắt nạt Việt Nam nhà ta,tức là trường hợp xấu nhất. CHIẾN TRANH XẢY RA thì sao?
Tôi khẳng định ta KHÔNG THỂ THUA ! ! !
Trước hết về quân sự, mấy tay giáo sư tiến sĩ Bắc Kinh cũng đã so sánh sức mạnh quân sự giữa Trung Quốc với Việt Nam rất chi là tỉ mỉ,như phía Trung Quốc có vũ khí hiện đại mang tính áp đảo, nhất là ưu thế về số lượng và chất lượng tàu mặt nước, tàu ngầm cỡ lớn. Ấy thế nhưng, phân tích sâu về học thuyết địa - quân sự, thực sự bùng nổ chiến tranh trên không và trên biển với Việt Nam , ưu thế sức mạnh quân sự không hẳn nghiêng về Trung Quốc.
Ngày nay chiến tranh kỹ thuật công nghệ cao với vũ khí tên lửa là không có khái niệm so sánh sức mạnh của nước mạnh, nước yếu. Theo đó, nước yếu có một số ít tên lửa hiện đại, trong chiến tranh trên biển và trên không, vẫn có thể dựa vào ưu thế thiên thời, địa lợi, nhân hòa v..v. .
So sánh cụ thể hơn tí, về hải quân và không quân của Trung Quốc tham gia cuộc chiến tranh này sẽ chủ yếu là Hạm đội Nam Hải,Còn Việt Nam lực lượng không quân được trang máy bay chiến đấu Su- 30MKV(anh cả) và Su- 27SK/UBK(anh thứ). Hải quân Việt Nam được trang tàu tên lửa tốc độ cao Molniya- 12418 và hiện 2 con KILO- 636 đã ủ trong lòng chăm chút cẩn thận xí xớ là em nó đánh cho mù mắt mà chẳng biết em nó ở đâu. Như vậy, xu thế so sánh sức mạnh tại biển Đông đang phát triển theo hướng bất lợi cho Trung Quốc.
TRONG TƯƠNG LAI GẦN(2015) khi Hải quân Việt Nam đưa thêm 4 em KILO- 636 về nhà nữa thì khỏi nghĩ, quyền kiểm soát cục bộ dưới nước sẽ nghiêng về phía Hải quân Việt Nam. Ngoài ra, khả năng máy bay chiến đấu Su-30MKV của Việt Nam được trang bị thêm đồ xịn là tên lửa siêu âm không đối hạm BRAHMOS(Ấn) và YAKHONT (Nga) với tầm bắn đạt 300 km là rất cao do hiện ta chơi khá thân với 2 ông anh này.
Về năng lực phòng không, Trung Quốc và Việt Nam đều được trang bị tên lửa đất đối không hiện đại S-300PMU1. Lực lượng phòng không của nhà ta có 2 tiểu đoàn, còn con số này của Trung Quốc là 20 nghĩa là cậu ấm TQ khỏe gấp 10 lần ta. Thế nhưng, lực lượng này (không quân Trung Quốc) chủ yếu tán gái trên đất liền, do vậy vai trò của mấy anh này trong chiến tranh trên biển và không phận trên biển khá hạn chế nếu không muốn nói là bất cập.

Còn về "địa lợi" thì Việt Nam nhà ta trên tư cách chủ nhà sẽ tiếp đón nhiệt tình anh hàng xóm mò sang trôm đồ.Toàn bộ 29 đảo, bãi mà ta "nuôi nấng" hiện nay tại Trường Sa, cách đất liền từ 400 - 600 km. Tại khu vực này, ta có các căn cứ không quân tại vịnh Cam Ranh (Nha Trang) và ở Thành phố Hồ Chí Minh, đa số không phận tại khu vực tranh chấp này đều nằm trong tầm tác chiến của máy bay tấn công Su-22,đấy là chưa nói đến ông con cả Su- 30MKV và ông con thứ Su- 27SK với bán kính giữ nhà 1.500 km. Từ đó cho thấy cả Trung Quốc và Việt Nam đều có đủ năng lực tấn công tầm xa đối với các căn cứ hải quân của đối phương.
Nhà mình còn xây dựng sân bay tại Trường Sa. Nghĩa là cậu hàng xóm kể cả cất cánh từ sân bay tại đảo Hải Nam, khoảng cách đường chim ngồi máy bay đối với 29 đảo bãi nhà ta đã lên đến từ 1.200 - 1.300 km, còn chạy từ khu vực quần đảo Hoàng Sa đến Trường Sa cũng lên đến từ 900 - 1.000 km…
Điều này buộc máy bay chiến đấu Không quân Trung Quốc đều cần được tiếp dầu trên không mới có thể đánh đấm được nếu không chưa đến nơi đã rụng như sung. Và dù có được "ăn cơm" trước khi đánh thì mấy anh ấy kiểu gì cũng đói trước ta,ta bay 5 tiếng thì anh ấy giỏi lắm chỉ bay đc 3 tiếng là hết "cơm".chưa kể đến ta dùng kế "tiên hạ thủ vi cường" ta cử ông em út Su-22 chạy qua "ném đá" sân bay trên đảo Vĩnh Hưng (Hoàng Sa) và thậm chí cả sân bay trên đảo hải nam Căn cứ Toại Khê, cần thiết nữa cho nốt thằng anh cả Su-30MKV ốp luôn Căn cứ Quế Lâm(quảng tây) của Sư đoàn không quân số 2 cho rực rỡ.
Ngoài ra, còn một yếu tố quan trọng khác là "đánh nhau" không chỉ hạn chế ở khu vực biển Đông,mà nhà ta còn có thể cử "thằng anh cả" SU-30MKV ốp thẳng tay toàn bộ các mục tiêu chiến lược tại đảo Hải Nam, Hồng Kông, Côn Minh và Nam Ninh của ông hàng xóm ngổ ngáo.
Địa hình lãnh thổ của ta vừa dài vừa hẹp , máy bay Su- 27SKvà J- 10A của Trung Quốc, sau khi tham chiến sẽ ở trong tình trạng "chết đói", trên đường bay trở về căn cứ tại đảo Hải Nam hay căn cứ Toại Khê, Quế Lâm đều nằm trong tầm tác chiến của "ông bác ruột" MiG-21Bis cất cánh từ các căn cứ không quân miền Bắc và miền Trung Việt Nam. Do vậy, MiG- 21Bis của ta có thể cất cánh đánh chặn máy bay chiến đấu của Trung Quốc. Máy bay chiến đấu Su- 22 của không quân Việt Nam có thể sẽ áp dụng chiến thuật không kích siêu thấp và có được sự yểm hộ hoả lực trong tấn công đảo, bãi. Vì thế, ngay cả khi "ông hàng xóm" chiếm lĩnh được các đảo bãi Việt Nam đang kiểm soát hiện nay, bảo vệ lâu dài là vấn đề cực kỳ khó khăn. Ngoài ra, Không quân ta còn có thể áp dụng chiến thuật không kích tầm siêu thấp, sẽ tránh được sự theo dõi của các loại rada trên tàu mặt nước của TQ và trực tiếp tấn công các tàu mặt nước cỡ lớn của hải quân TQ.
Hải quân nhà mình không có tàu to, nên không ngán TQ đánh kiểu không kích tầm siêu thấp. Hơn thế, như vậy còn khiến cho tàu ngầm hiện đại của TQ không thể phát huy sức mạnh, chỉ có thể tấn công tàu vận tải của nhà ta. Nhưng khốn nỗi nhà ta toàn loại tàu nhỏ, đa số là tàu vận tải cỡ nhỏ lớp từ 300 -500 tấn trở xuống cho nên anh TQ điều động tàu ngầm hiện đại để tiêu diệt là mang chày đập muỗi. Phí sức mà chẳng được gì.

Bài đã khá dài đọc cũng mỏi mắt nên tôi dừng ở đây,giờ còn ra đồng xem lúa má thế nào chứ bão tới nơi rồi. Hi vọng sau bài này những ai đang lo lắng có thể vắt chân lên ghế mà ngủ ngon,cứ làm ăn bình thường sinh con đẻ cái đi,còn lâu mới có chiến tranh,mà dù có đi nữa cũng chẳng vào đến ruộng nhà mình đâu,mọi việc hãy để các lãnh đạo giải quyết,đừng dại mà bán nhà bán đất,hay là biểu tình phản đối chi cho mệt.

Đăng nhận xét

0 Nhận xét