MẸO HAY KHI BỊ BẮT NẠT, ỨNG XỬ RA SAO?

Giới trẻ thắc mắc:

Nếu tôi bị bắt nạt thì sao? 
Không thể coi nhẹ sự bắt nạt. Một nghiên cứu ở Anh ghi nhận rằng có lẽ hơn 40% số vụ tự sát ở giới trẻ (được đăng trên phương tiện truyền thông lớn trong nước) có liên quan phần nào đến sự bắt nạt.

Bắt nạt là gì?

Bắt nạt không chỉ là hành hung. Nó còn bao gồm:

  • Tấn công bằng lời nói. Celine 20 tuổi nói: “Tụi con gái có lúc rất ác mồm ác miệng. Tôi không thể nào quên các biệt danh chúng gán cho tôi hoặc những lời mà chúng nói. Chúng làm tôi cảm thấy mình thừa thãi và vô tích sự. Thà bị đánh bầm mắt còn hơn bị đối xử như vậy”.
  • Cô lập. Haley 18 tuổi thổ lộ: “Bạn cùng trường không muốn tiếp xúc với em. Họ làm như thể hết chỗ trên bàn ăn để em đừng ngồi ăn trưa với họ. Suốt năm, em lủi thủi ăn một mình và khóc tủi thân”.
  • Bắt nạt qua mạng. Daniel 14 tuổi cho biết: “Chỉ cần bấm vài phím trên máy vi tính là bạn có thể hủy hoại thanh danh hoặc thậm chí cuộc đời của một người. Nghe có vẻ phóng đại, nhưng chuyện đó là có thật!”. Bắt nạt qua mạng cũng bao gồm gửi hình ảnh hoặc tin nhắn qua điện thoại để khiến một người mất thể diện.

Tại sao người ta bắt nạt?

Một số lý do thường gặp:
  • Chính họ từng là nạn nhân. Bạn nam tên Antonio thừa nhận: “Tôi chán ghét cái cảnh bị mấy đứa bạn ngược đãi nên tôi bắt đầu bắt nạt người khác để được chấp nhận. Sau này nghĩ lại tôi thấy mình làm bậy quá!”.
  • Nghèo nàn về những tấm gương. Ông Jay McGraw viết trong sách Chiến lược đối phó với kẻ bắt nạt (Life Strategies for Dealing With Bullies): “Nhiều lần những trẻ bắt nạt đối xử với người khác... theo cách mà cha mẹ, anh chị chúng hoặc thành viên trong gia đình khác đối xử với người ta”.
  • Họ ra vẻ ta đây, nhưng thực chất lại khác. Bà Barbara Coloroso viết trong sáchThe Bully, the Bullied, and the Bystander như sau: “Bên trong vỏ bọc ta đây của những đứa trẻ bắt nạt thường ẩn chứa nỗi đau về mặt tinh thần và cảm giác kém cỏi”.


    Ai thường là mục tiêu?

  • Trẻ thui thủi một mình. Một số trẻ thiếu kỹ năng giao tiếp thường tự cô lập và dễ trở thành mục tiêu của những kẻ bắt nạt.
  • Trẻ bị xem là cá biệt. Một số trẻ khác biệt về ngoại diện, chủng tộc hoặc tôn giáo, thậm chí dị tật—bất cứ điều gì mà trẻ bắt nạt có thể nhắm vào để chọc ghẹo.
  • Trẻ thiếu tự tin. Kẻ bắt nạt có thể nhận ra bạn nào tự ti. Trẻ thiếu tự tin dễ trở thành con mồi nhất, vì các em thường không kháng cự.

Bạn có thể làm gì nếu bị bắt nạt?

  • Mặc kệ chúng. Một bạn gái tên Kylie nói: “Những kẻ bắt nạt đắc chí khi thấy việc chọc ghẹo của chúng thành công. Nếu bạn cứ mặc kệ chúng thì chúng sẽ cụt hứng và bỏ cuộc”. Kinh Thánh cho biết: “Người khôn luôn giữ bình tĩnh”.Châm-ngôn 29:11Bản Phổ thông.
  • Đừng đáp trả. Trả đũa chỉ thêm dầu vào lửa, chứ không giải quyết được vấn đề. Kinh Thánh nói: “Đừng lấy ác trả ác cho ai”.Rô-ma 12:17; Châm-ngôn 24:19.
  • Tránh đi. Nếu được, hãy tránh xa những người hay hoàn cảnh có thể khiến mình bị bắt nạt.Châm-ngôn 22:3.
  • Xuất chiêu bất ngờ: Kinh Thánh nói: “Lời đáp êm-nhẹ làm nguôi cơn-giận”.Châm-ngôn 15:1.
  • Dùng óc khôi hài. Chẳng hạn, nếu kẻ bắt nạt chê bạn mập, bạn có thể đáp: “Mập cũng có cái duyên của mập”.
  • Đi khỏi. Một bạn gái tên Nora, 19 tuổi, nói: “Sự im lặng cho thấy bạn chín chắn và mạnh hơn kẻ bắt nạt. Nó cho thấy bạn có tính tự chủ, điều mà kẻ bắt nạt không có”.
  • Phát huy tính tự tin. Một bạn gái tên Rita nhận xét: “Khi những kẻ bắt nạt thấy bạn căng thẳng, chúng có thể lợi dụng cơ hội đó để phá đổ lòng tự tin của bạn”.
  • Nói với người khác. Theo một cuộc thăm dò, hơn phân nửa nạn nhân bị bắt nạt trực tuyến không tiết lộ điều đang xảy ra, có thể vì ngượng (nhất là các bạn nam) hoặc sợ bị trả thù. Nhưng hãy nhớ rằng, những kẻ bắt nạt thường sợ bị phát giác. Việc nói ra có thể là bước đầu để chấm dứt cơn ác mộng.



Dấu hiệu con bạn bị bắt nạt
- Không đi toilet ở trường. Rất nhiều kẻ bắt nạt tấn công nạn nhân của mình ở vị trí này bởi khuất khỏi sự giám sát của người lớn. Tương tự với các địa điểm khác không có giám thị.
- Đột nhiên buồn sau một cuộc gọi điện, một tin nhắn hay email.
- Mất những người bạn trước đây từng có
- Sống khép kín hơn và bỏ tất cả các hoạt động trước đây mình từng thích. Dành nhiều thời gian hơn ở một mình trong phòng.
- Có những nhận xét tiêu cực về bản thân.
......

Đăng nhận xét

0 Nhận xét