Chuối@
Tận dụng được những tiến bộ của kẻ thù giúp chúng ta hoàn thiện mình lên rất nhiều , ngày nay trong quan hệ đối tượng đối tác đan xen với nhau việc tỉnh táo nhận ra kẻ thù trước mắt , kẻ thù thường xuyên , lâu dài cần một sự tinh tường và khôn khéo . Trong đó , nhìn nhận được mặt tích cực của kẻ thù để ta hoàn thiện , nâng cao trình độ là điều quan trọng không kém và nó là chìa khóa để ta thành công ...
Chúng ta biết Mỹ là nước có chính sách thù địch với ta từ rất lâu , chúng chống phá , đả kích , tuyên truyền , bóp méo sự thật thực hiện âm mưu " diễn biến hòa bình " nhằm lật đổ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng Sản và phá bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta ... Chúng ta biết chúng có dã tâm như thế nào và ta không ngừng cảnh giác , đấu tranh với mỗi âm mưu của chúng .Tạm gác về những sự khác biệt , đối lập về mục tiêu , lý tưởng ,,,mà ta hãy chuyển sang mặt tích cực ...
Kinh tế của Mỹ đứng đầu thế giới . Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự phát triển ấy từ yếu tố lịch sử , tự nhiên , điều kiện , thiết bị , kỹ thuật ...nhưng yếu tố quan trọng nhất là con người những đứa trẻ ở Mỹ được cha mẹ chúng dạy như thế nào để sau này khi lớn lên chúng có một suy nghĩ , cách làm việc , lề lối làm việc có khoa học và hiệu quả . Bài viết dưới đây sẽ cho chúng ta thấy được phần nào cách người Mỹ họ dạy con cái họ ...cũng mong từ bài viết này chúng ta có cách dạy con cái chúng ta thế hệ tương lai .
Tận dụng được những tiến bộ của kẻ thù giúp chúng ta hoàn thiện mình lên rất nhiều , ngày nay trong quan hệ đối tượng đối tác đan xen với nhau việc tỉnh táo nhận ra kẻ thù trước mắt , kẻ thù thường xuyên , lâu dài cần một sự tinh tường và khôn khéo . Trong đó , nhìn nhận được mặt tích cực của kẻ thù để ta hoàn thiện , nâng cao trình độ là điều quan trọng không kém và nó là chìa khóa để ta thành công ...
hình để ngắm ( tởm ! ) |
Kinh tế của Mỹ đứng đầu thế giới . Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự phát triển ấy từ yếu tố lịch sử , tự nhiên , điều kiện , thiết bị , kỹ thuật ...nhưng yếu tố quan trọng nhất là con người những đứa trẻ ở Mỹ được cha mẹ chúng dạy như thế nào để sau này khi lớn lên chúng có một suy nghĩ , cách làm việc , lề lối làm việc có khoa học và hiệu quả . Bài viết dưới đây sẽ cho chúng ta thấy được phần nào cách người Mỹ họ dạy con cái họ ...cũng mong từ bài viết này chúng ta có cách dạy con cái chúng ta thế hệ tương lai .
__________________________
THƯ NƯỚC MỸ
QUAN SÁT MỘT CÁI SÂN CHƠI
Thưa anh chị,
Nếu có nơi nào phản ánh chính xác nhất cách người Mỹ giáo dục trẻ nhỏ những kỹ năng ứng xử thì đó là ở những sân chơi.
Nhưng trước tiên, xin nói một chút về những sân chơi ấy để anh chị rõ. Dù là những nơi dân cư thưa thớt hay đông đúc, ở đây đều có một cái sân chơi công cộng. Nó nằm trên một bãi đất trống như thể để đáp ứng nguyên tắc đi từ nhà tới sân chơi không ai phải lái xe mất quá 10 phút nếu trong thành phố hay 15 phút ở ngoại ô.
Như từ Nhà Trắng, chỉ đi vài phút là đã thấy có vài ba cái sân chơi như thế.
Ở đấy có đầy đủ các thiết bị trò chơi từ những chiếc xích đu, cầu trượt, xe đạp ba bánh... cho tới mô hình các trò chơi mạo hiểm hay một góc của sân bóng rổ. Đồ chơi chẳng bao giờ vơi đi, bởi thi thoảng lại thấy nhiều người dắt trẻ đến chơi tiện thể đem góp thêm vài món và tuyệt đối chưa từng thấy ai cầm về một thứ nào đó.
Nhưng đó không phải là cái sự không hoặc chưa duy nhất đáng kể ở đây.
Đầu tiên là không có những lời quát tháo của người lớn và dĩ nhiên càng không có chuyện bọn trẻ bị đánh dù chỉ là những cái phết nhẹ vào mông, dù cho không thiếu những đứa trẻ chỉ thích nghịch theo ý của chúng.
Thay vào đó là sự giải thích cặn kẽ với sự kiên trì đến kinh ngạc của các ông bố bà mẹ cho những đứa trẻ muốn chiếm hữu đồ chơi một cách tuyệt đối hoặc chỉ muốn chơi theo cách của mình.
Thật ra đó cũng chỉ những trường hợp hiếm khi xảy ra bởi phải biết chia sẻ, phải biết cùng nhau chơi gần như là điều kiện tiên quyết để bọn trẻ được tới sân chơi thay vì phải chơi ở nhà một mình với đống đồ chơi đã trở nên quen thuộc (và đôi khi buồn tẻ).
Và cũng đa phần bọn trẻ được để mặc tự thỏa thuận và mặc cả với nhau trong việc trao đổi các món đồ chơi hay xếp hàng lần lượt để được ngồi lên chiếc bập bênh. Đó chính là những kỹ năng ứng xử đầu tiên mà người Mỹ huấn luyện cho con cái của họ, giống như đã từng được huấn luyện khi còn bé vậy.
Nick, cậu bé 5 tuổi được ông bố, Jonathan Edward, là một doanh nhân, dặn là nếu có ai đó lớn hơn muốn giành đồ chơi thì hãy nhường để tránh xích mích, và đừng bao giờ tranh đồ chơi với những đứa bé hơn bởi món đồ chơi ấy không đáng để phải đôi co, và nếu vẫn muốn Nick sẽ phải đi tìm bằng được món đồ chơi khác vừa ý đứa trẻ kia để trao đổi.
Những đứa trẻ da trắng như trứng gà bóc cũng không bị cấm đoán vần vò trong hố cát, bởi một khi chúng được nhắc nhở ném cát là chuyện cấm kỵ thì đó chính là nơi chúng có thể xây dựng những công trình mơ ước của mình bằng những chiếc xẻng hay chiếc xe ben bé xíu cùng với những cái khuôn đúc cát làm bằng nhựa.
Bọn trẻ thậm chí còn được khuyến khích chơi những trò mạo hiểm, trèo lên hay đu người trên cao, bởi rủi ro là một phần tất yếu của cuộc sống mà người Mỹ cho rằng tốt nhất hãy để cho bọn trẻ được nếm trải rủi ro ngay từ khi chúng còn bé xíu.
Nó khác so với những kỹ năng sống mà các đứa trẻ đâu đó học được một cách hoang dã qua những lần đi tắm sông hay trèo cây cao hái quả.
Nhưng ở những nơi như thế, lỗi thật ra cũng chẳng phải là của các ông bố bà mẹ. Đơn giản là chỉ vì quanh nhà chẳng có cái sân chơi công cộng nào.
Chúc các anh chị sức khỏe. Hẹn ở thư sau!
PHẠM TẤN(Phóng viên, BTV Thông tấn xã Việt Nam thường trú tại Washington D.C, Hoa Kỳ)
Bài đăng trên báo TT&VH cuối tuần số 28 ra ngày 12/07/2013
QUAN SÁT MỘT CÁI SÂN CHƠI
Thưa anh chị,
Nếu có nơi nào phản ánh chính xác nhất cách người Mỹ giáo dục trẻ nhỏ những kỹ năng ứng xử thì đó là ở những sân chơi.
Nhưng trước tiên, xin nói một chút về những sân chơi ấy để anh chị rõ. Dù là những nơi dân cư thưa thớt hay đông đúc, ở đây đều có một cái sân chơi công cộng. Nó nằm trên một bãi đất trống như thể để đáp ứng nguyên tắc đi từ nhà tới sân chơi không ai phải lái xe mất quá 10 phút nếu trong thành phố hay 15 phút ở ngoại ô.
Như từ Nhà Trắng, chỉ đi vài phút là đã thấy có vài ba cái sân chơi như thế.
Ở đấy có đầy đủ các thiết bị trò chơi từ những chiếc xích đu, cầu trượt, xe đạp ba bánh... cho tới mô hình các trò chơi mạo hiểm hay một góc của sân bóng rổ. Đồ chơi chẳng bao giờ vơi đi, bởi thi thoảng lại thấy nhiều người dắt trẻ đến chơi tiện thể đem góp thêm vài món và tuyệt đối chưa từng thấy ai cầm về một thứ nào đó.
Nhưng đó không phải là cái sự không hoặc chưa duy nhất đáng kể ở đây.
Đầu tiên là không có những lời quát tháo của người lớn và dĩ nhiên càng không có chuyện bọn trẻ bị đánh dù chỉ là những cái phết nhẹ vào mông, dù cho không thiếu những đứa trẻ chỉ thích nghịch theo ý của chúng.
Thay vào đó là sự giải thích cặn kẽ với sự kiên trì đến kinh ngạc của các ông bố bà mẹ cho những đứa trẻ muốn chiếm hữu đồ chơi một cách tuyệt đối hoặc chỉ muốn chơi theo cách của mình.
Thật ra đó cũng chỉ những trường hợp hiếm khi xảy ra bởi phải biết chia sẻ, phải biết cùng nhau chơi gần như là điều kiện tiên quyết để bọn trẻ được tới sân chơi thay vì phải chơi ở nhà một mình với đống đồ chơi đã trở nên quen thuộc (và đôi khi buồn tẻ).
Và cũng đa phần bọn trẻ được để mặc tự thỏa thuận và mặc cả với nhau trong việc trao đổi các món đồ chơi hay xếp hàng lần lượt để được ngồi lên chiếc bập bênh. Đó chính là những kỹ năng ứng xử đầu tiên mà người Mỹ huấn luyện cho con cái của họ, giống như đã từng được huấn luyện khi còn bé vậy.
Nick, cậu bé 5 tuổi được ông bố, Jonathan Edward, là một doanh nhân, dặn là nếu có ai đó lớn hơn muốn giành đồ chơi thì hãy nhường để tránh xích mích, và đừng bao giờ tranh đồ chơi với những đứa bé hơn bởi món đồ chơi ấy không đáng để phải đôi co, và nếu vẫn muốn Nick sẽ phải đi tìm bằng được món đồ chơi khác vừa ý đứa trẻ kia để trao đổi.
Những đứa trẻ da trắng như trứng gà bóc cũng không bị cấm đoán vần vò trong hố cát, bởi một khi chúng được nhắc nhở ném cát là chuyện cấm kỵ thì đó chính là nơi chúng có thể xây dựng những công trình mơ ước của mình bằng những chiếc xẻng hay chiếc xe ben bé xíu cùng với những cái khuôn đúc cát làm bằng nhựa.
Bọn trẻ thậm chí còn được khuyến khích chơi những trò mạo hiểm, trèo lên hay đu người trên cao, bởi rủi ro là một phần tất yếu của cuộc sống mà người Mỹ cho rằng tốt nhất hãy để cho bọn trẻ được nếm trải rủi ro ngay từ khi chúng còn bé xíu.
Nó khác so với những kỹ năng sống mà các đứa trẻ đâu đó học được một cách hoang dã qua những lần đi tắm sông hay trèo cây cao hái quả.
Nhưng ở những nơi như thế, lỗi thật ra cũng chẳng phải là của các ông bố bà mẹ. Đơn giản là chỉ vì quanh nhà chẳng có cái sân chơi công cộng nào.
Chúc các anh chị sức khỏe. Hẹn ở thư sau!
PHẠM TẤN(Phóng viên, BTV Thông tấn xã Việt Nam thường trú tại Washington D.C, Hoa Kỳ)
Bài đăng trên báo TT&VH cuối tuần số 28 ra ngày 12/07/2013
0 Nhận xét
Cảm ơn, chúc bạn vui vẻ !